Xử lý di sản thừa kế đối với người chưa thành niên
Nội dung chính
Xử lý di sản thừa kế đối với người chưa thành niên
Số tiền trong ngân hàng là di sản của vợ anh trai của bạn theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp 1: Vợ anh bạn có để lại di chúc định đoạt số tiền trong Ngân hàng trên. Lúc này, chúng ta sẽ căn cứ theo di chúc mà thực hiện (Điều kiện là di chúc này phải có hiệu lực). Đồng thời xem xét Điều 644 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Trường hợp 2: Vợ anh bạn không để lại di chúc, thì di sản sẽ được chia theo pháp luật (Chương 23 Bộ luật Dân sự 2015).
Hai cháu là người chưa thành niên, anh của bạn là cha của hai cháu, là người đại diện theo pháp luật của hai cháu. Việc định đoạt tài sản của người đại diện được quy định tại Khoản 2 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015: "Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Đồng thời, khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Hiện tại cả hai cháu đều đủ 9 tuổi cho nên anh của bạn phải xem xét nguyện vọng của con rồi mới quyết định được, trường hợp các con không đồng ý thì anh không thể rút tiền được. Đến khi các cháu đủ 15 tuổi thì có thể tự mình rút tiền được (theo khoản 2 Điều 77 Luật này).