08:06 - 14/11/2024

Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm như thế nào?

Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm như thế nào? Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật là gì?

Nội dung chính

    1. Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm như thế nào? 

    Tại Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT và Khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT về xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm, như sau: 

    1. Việc áp dụng các biện pháp tiêu hủy bắt buộc hoặc giết mổ bắt buộc phụ thuộc vào từng loại bệnh động vật được quy định chi tiết tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:

    a) Bệnh Cúm gia cầm (áp dụng đối với thể độc lực cao hoặc chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người) theo quy định tại Phụ lục 09;

    b) Bệnh Lở mồm long móng theo quy định tại Phụ lục 10;

    c) Bệnh Tai xanh ở lợn theo quy định tại Phụ lục 11;

    d) Bệnh Nhiệt thán theo quy định tại Phụ lục 12;

    đ) Bệnh Dịch tả lợn theo quy định tại Phụ lục 13;

    e) Bệnh Xoắn khuẩn theo quy định tại Phụ lục 14;

    g) Bệnh Dại động vật theo quy định tại Phụ lục 15;

    h) Bệnh Niu-cát-xơn theo quy định tại Phụ lục 16;

    i) Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (típ 2) theo quy định tại Phụ lục 17;

    k) Bệnh Giun xoắn theo quy định tại Phụ lục 18;

    l) Bệnh Lao bò theo quy định tại Phụ lục 19;

    m) Bệnh Sảy thai truyền nhiễm theo quy định tại Phụ lục 20.

    n) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

    Việc phòng, chống, áp dụng các biện pháp xử lý bắt buộc đối với lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Cục Thú y.

    o) Bệnh Viêm da nổi cục.

    Việc phòng, chống, giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm và áp dụng các biện pháp xử lý bắt buộc đối với gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh Viêm da nổi cục theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Cục Thú y.

    2. Đối với động vật, sản phẩm động vật mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới, Cục Thú y trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định các biện pháp xử lý bắt buộc.

    3. Các biện pháp kỹ thuật trong tiêu hủy, giết mổ động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, tiêu hủy sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 06 và hướng dẫn tại các Phụ lục 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 và 22 ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật là gì? 

    Theo Điều 11 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật, theo đó: 

    Việc công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm các điều kiện sau đây:

    1. Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố.

    2. Đã phòng bệnh bằng vắc-xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

    3. Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong khoảng thời gian quy định tại khoản 1 Điều này đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này, bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y.

    4. Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và văn bản chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên.

    4