Xem kết quả thi HSG quốc gia năm 2024 2025 ở đâu?
Nội dung chính
Xem kết quả thi HSG quốc gia năm 2024 2025 ở đâu?
Ngày 19/01/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Đây là kỳ thi quan trọng nhằm tuyển chọn các học sinh có thành tích xuất sắc trong các môn học, từ đó giúp đào tạo các tài năng trẻ phục vụ cho các kỳ thi quốc tế và các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 được tổ chức vào ngày 25 và 26 tháng 12 năm 2024, thu hút sự tham gia của 6.482 thí sinh trên cả nước, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024. Các thí sinh tham gia kỳ thi tại 68 hội đồng thi trên toàn quốc và thi ở 13 môn học gồm: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và Tiếng Nhật.
Đặc biệt, năm nay, môn Tiếng Nhật lần đầu tiên được đưa vào kỳ thi, tạo thêm cơ hội cho các học sinh có năng lực ngoại ngữ đặc biệt này.
Theo Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tỷ lệ giải thưởng được quy định rõ ràng để đảm bảo tính công bằng và chất lượng của kỳ thi:
- Tổng số giải từ Khuyến khích trở lên không vượt quá 60% số thí sinh dự thi.
- Tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải.
- Số giải Nhất không được vượt quá 5% tổng số giải.
Điều này đảm bảo rằng số lượng giải thưởng phân bổ hợp lý và không quá dàn trải, từ đó khuyến khích học sinh nỗ lực hơn nữa để đạt được thành tích cao nhất.
Xem kết quả thi HSG quốc gia năm 2024 2025 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và đào tạo chi tiết theo đường link dưới đây:
Xem kết quả thi HSG quốc gia năm 2024 2025 ở đâu? (Hình từ Internet)
Thí sinh có được phúc khảo kết quả thi HSG quốc gia 2024 2025 không?
Căn cứ tại Điều 31 Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Phúc khảo bài thi
1. Thí sinh được quyền đề nghị phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và phải nộp đơn đề nghị phúc khảo theo quy định.
2. Hồ sơ đề nghị phúc khảo gồm:
a) Đơn đề nghị phúc khảo bài thi của thí sinh (lưu tại đơn vị dự thi);
b) Công văn đề nghị phúc khảo bài thi của Thủ trưởng đơn vị dự thi có kèm danh sách của các thí sinh đề nghị phúc khảo.
3. Địa điểm và thời hạn nhận hồ sơ đề nghị phúc khảo: Công văn đề nghị phúc khảo bài thi gửi về Cục QLCL trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi. Quá thời hạn trên, Công văn đề nghị phúc khảo không được chấp nhận.
4. Hội đồng phúc khảo kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Hội đồng phúc khảo do Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập khi có thí sinh đề nghị phúc khảo; Hội đồng phúc khảo có nhiệm vụ chấm lại các bài thi đề nghị phúc khảo và quyết định điểm của các bài thi đó; Thành phần của Hội đồng phúc khảo tương tự như Hội đồng chấm thi được quy định tại khoản 2 Điều 28 Quy chế này;
b) Giám khảo của Hội đồng chấm thi của kỳ thi không được tham gia Hội đồng phúc khảo.
...
Theo đó, thí sinh được quyền đề nghị phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và phải nộp đơn đề nghị phúc khảo theo quy định.
Hồ sơ đề nghị phúc khảo gồm:
- Đơn đề nghị phúc khảo bài thi của thí sinh (lưu tại đơn vị dự thi);
- Công văn đề nghị phúc khảo bài thi của Thủ trưởng đơn vị dự thi có kèm danh sách của các thí sinh đề nghị phúc khảo.
Công tác chỉ đạo và tổ chức thi chọn HSG quốc gia 2024 2025 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có quy định về công tác chỉ đạo và tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia như sau:
- Bộ GDĐT chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; xem xét, quyết định xử lý những trường hợp đặc biệt liên quan bảo đảm mục đích, yêu cầu tổ chức thi.
- Hằng năm, Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi).
+ Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (QLCL); Ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an; Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi là công chức, viên chức của các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an;
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi: Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi, báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức thi.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi: Trưởng ban chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi và tổ chức cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; các Phó Trưởng ban, Ủy viên và Thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.
- Cục QLCL chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt;
+ Hướng dẫn tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia;
+ Điều động các đơn vị dự thi làm nhiệm vụ coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;
+ Tổ chức ra đề thi và bàn giao đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi;
+ Tổ chức coi thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic;
+ Tổ chức chấm thi, phúc khảo các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
- Thanh tra Bộ GDĐT: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.