17:19 - 24/09/2024

Việc ngăn chặn chuyển quyền sử dụng đất

Cơ quan tôi thường nhận công văn của cơ quan thi hành án dân sự về việc ngăn chặn việc chuyển quyền sử dụng đất của các bị đơn và nguyên đơn khi có quyết định của tòa án, mà nội dung bản án chỉ tuyên bị đơn có trách nhiệm trả tiền cho nguyên đơn, không có liên quan gì đến QSD đất. 2- Cơ quan tôi thường nhận đơn ngăn chặn việc chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân với cá nhân với nhau 3- Cơ quan tôi có cung cấp thông tin cho cơ quan thi hành án để thi hành án về người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là Bùi Quang Bình nhưng thực tế ông Bùi Quang Bình đã chuyển nhượng cho ông Trần Hoài Phong và đã chỉnh lý trang 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.(Do hồ sơ địa chính như sổ địa chính, sổ mục kê không có chỉnh ) nên khi cung cấp thông tin cho cơ quan thi hành án vẫn còn tên Bùi Quang Bình.  Xin hỏi: 1/ Cơ quan thi hành án gửi thông báo cho cơ quan tôi ngăn chặn việc chuyển quyền như vậy có đúng không? và thời gian bao lâu mới kết thúc việc ngăn chặn, nếu kéo dài thì sao? 2/ Đơn ngăn chặn của cá nhân như vậy cơ quan chúng tôi có được tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất không? 3/ Xin hỏi cơ quan tôi cung cấp thông tin có sai sót như vậy có chịu trách nhiệm bồi thường không?

Nội dung chính

     

    1. Theo quy định pháp luật thì cơ quan thi hành án có quyền ra lệnh, quyết định để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản. Nếu cơ quan thi hành án có quyết định về việc ngăn chặn thì UBND và Phòng TNMT phải chấp hành quyết định, lệnh kê biên, phong tỏa.. đó.

    Nếu cơ quan thi hành án chỉ gửi thông báo, yêu cầu phối hợp thì phòng TNMT có thể không thực hiện thủ tục đăng ký, hoặc có thể vẫn đăng ký sang tên bình thường. Theo quy định pháp luật thì giao dịch về quyền sử dụng đất mà nhằm trốn tránh nghĩa vụ dân sự, tẩu tán tài sản  (vi phạm về mục đích trong giao dịch) thì giao dịch đó vô hiệu. Nếu cơ quan hành chính có căn cứ xác định giao dịch đó nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ dân sự... nghĩa là mục đích trái pháp luật, đạo đức xã hội thì có quyền từ chối thực hiện thủ tục đăng ký chứ không cần phải có văn bản từ cơ quan thi hành án. Nếu bên chuyển nhượng có nhiều tài sản, các bản án không tuyên, hạn chế giao dịch về tài sản đó thì không được coi là tẩu tán tài sản. Nếu bên chuyển nhượng chỉ có một tài sản duy nhất mà đang phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo một bản án, quyết định đã có hiệu lực mà cố tình chuyển dịch khối tài sản duy nhất đó thì mới có thể xem xét về ý chí trong giao dịch đó có phải là nhằm trốn tránh nghĩa vụ không...

    2. Nếu cơ quan thi hành án không cơ quyết định mà chỉ có kiến nghị, đề nghị hoặc công dân có đơn thư đề nghị... không bắt buộc phải dừng việc đăng ký, sang tên. Nếu trong quá trình giải quyết hồ sơ mà thấy hồ sơ đẩy đủ, nội dung, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định pháp luật (không bị hạn chế bởi quy định pháp luật) thì việc đăng ký, sang tên vẫn tiến hành bình thường. Nếu không có căn cứ chứng minh về việc giao dịch đó là trái pháp luật, đạo đức xã hội... mà phòng TNMT không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên thì hành vi đó là vi phạm quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu, cản trở việc thực hiện quyền sở hữu tài sản và chủ sở hữu tài sản có thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

    3. Nếu cơ quan bạn cung cấp thông tin không chính xác thì có thể có văn bản đính chính lại thông tin đó. Nếu việc cung cấp thông tin không chính xác là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đến tài sản của cơ quan, cá nhân, tổ chức thì mới phải bồi thường.

    36