Vì sao Tiktok được bỏ cấm tại Mỹ? Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của tổ chức, cá nhân
Nội dung chính
Vì sao Tiktok được bỏ cấm tại Mỹ?
Từ ngày 18.1 giờ địa phương, Tiktok bị ngưng hoạt động tại Mỹ để tuân thủ luật liên bang với yêu cầu công ty mẹ ByteDance phải bán lại mảng hoạt động tại Mỹ trước ngày 19.1. Tuy nhiên, chỉ sau nửa ngày, Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố tạm hoãn lệnh cấm thông qua một sắc lệnh hành pháp ngay sau khi nhậm chức. Vậy vì sao Tiktok được bỏ cấm tại Mỹ?
Ông Trump giải thích rằng mục tiêu của sắc lệnh tạm thời bỏ cấm Tiktok tại Mỹ là để cho phép công ty mẹ của TikTok, ByteDance, có thêm thời gian để tìm kiếm một đối tác mua lại được phê duyệt trước khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực.
Đến chiều 19.1, người dùng TikTok đã nhận được Nội dung thông báo trở lại từ nền tảng: “Nhờ những nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã trở lại tại Mỹ!”.
Vì sao Tiktok được bỏ cấm tại Mỹ? Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của tổ chức, cá nhân (Hình ảnh từ Internet)
Gợi ý một số mạng xã hội tại Việt Nam
1. Facebook
Facebook là mạng xã hội phổ biến bậc nhất tại Việt Nam với khoảng 72 triệu người dùng. Nền tảng này được ưa chuộng bởi khả năng kết nối, chia sẻ nội dung và tham gia các cộng đồng trực tuyến. Ngoài ra, Facebook còn là công cụ kinh doanh trực tuyến mạnh mẽ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân kinh doanh.
Facebook (Hình ảnh từ Internet)
2. Zalo
Zalo là nền tảng mạng xã hội được sáng lập tại Việt Nam, dẫn đầu thị trường nội địa với 76,5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Zalo không chỉ là một ứng dụng nhắn tin mà còn tích hợp nhiều tính năng như gọi video, quản lý công việc, và truyền tải tài liệu. Zalo cũng được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp và giáo dục nhờ tính bảo mật cao và giao diện thân thiện.
Zalo (Hình ảnh từ Internet)
3. Instagram
Instagram có khoảng 15 triệu người dùng tại Việt Nam. Người dùng mạng xã hội này tập trung vào chia sẻ hình ảnh và video, nền tảng này nổi bật với các tính năng như Stories, Reels và IGTV, thu hút đông đảo người dùng trẻ tuổi và các nhà sáng tạo nội dung.
Instagram (Hình ảnh từ Internet)
3. YouTube
YouTube thuộc sở hữu của Google, là nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới với. Tại Việt Nam, YouTube có khoảng 67 triệu người dùng. Người dùng có thể xem, tải lên và chia sẻ video về mọi chủ đề, từ giải trí, giáo dục đến tin tức. YouTube cũng là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Google.
YouTube (Hình ảnh từ Internet)
4. TikTok
TikTok là hiện tượng mạng xã hội tại Việt Nam, thu hút khoảng 67 triệu người dùng. Với các video ngắn được sáng tạo độc đáo và nội dung phong phú, TikTok đã trở thành nền tảng giải trí hàng đầu của giới trẻ. Nhiều nhà sáng tạo nội dung Việt Nam đã thành công xây dựng thương hiệu cá nhân trên TikTok.
TikTok (hình ảnh từ internet)
5. Zingme
Zing Me là một sản phẩm của VNG. Đây là nền tảng mạng xã hội Việt Nam được phát triển từ đầu những năm 2010. Hiện tại, Zing Me có một lượng người dùng trung thành, đặc biệt trong các cộng đồng game thủ.
WhatsApp (Hình ảnh từ Internet)
6. LinkedIn
LinkedIn thuộc sở hữu của Microsoft. Đây là mạng xã hội chuyên nghiệp. Nền tảng này tập trung vào kết nối nghề nghiệp, tuyển dụng và chia sẻ nội dung liên quan đến kinh doanh, giúp các chuyên gia xây dựng mạng lưới và phát triển sự nghiệp.
LinkedIn (Hình ảnh từ Internet)
7. Lotus
Lotus là một mạng xã hội thuần Việt khác với định hướng tập trung vào nội dung chất lượng và các bài viết chuyên sâu. Dù không đạt được số lượng người dùng cao như các nền tảng quốc tế, Lotus vẫn là nơi đáng chú ý đối với những ai quan tâm đến nội dung phong phú và chất lượng.
Lotus (Hình ảnh từ Internet)
8. Twitter
Twitter, nay đổi tên thành X, cho phép người dùng đăng tải các thông điệp ngắn (tweets) với giới hạn ký tự, cập nhật tin tức và xu hướng nhanh chóng, trở thành công cụ quan trọng cho truyền thông và giao tiếp công cộng.
Twitter (Hình ảnh từ Internet)
9. Pinterest
Pinterest có hơn 522 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nền tảng này cũng được ưa chuộng. Đây là nơi người dùng khám phá và lưu trữ ý tưởng dưới dạng hình ảnh và video, bao gồm các lĩnh vực như thiết kế, thời trang, ẩm thực và nhiều lĩnh vực khác.
Pinterest (Hình ảnh từ Internet)
Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của tổ chức, cá nhân
Điều 4 Quyết định 874/QĐ-BTTTT 2021 về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành có quy định về Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân như sau:
Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Để tạo ra một môi trường trên mạng xã hội văn minh hơn, trước hết cần tuân thủ những quy tắc này.