Văn phòng công chứng được phép giải thể bất cứ thời điểm nào có đúng không?
Nội dung chính
Văn phòng công chứng được phép giải thể bất cứ thời điểm nào có đúng không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì phòng công chứng khi giải thể cần đáp ứng điều kiện gì? Liệu có được giải thể bất kì khi nào không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 21 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng.
Như vậy, phòng công chứng muốn giải thể phải đáp ứng điều kiện sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
Có được bán Văn phòng công chứng không?
Hiện nay, theo quy định pháp luật về công chứng thì đối với văn phòng công chứng có cho phép chuyển nhượng không? Nếu có thì phải đáp ứng các điều kiện gì?
Trả lời:
Căn cứ Điều 29 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Như vậy, văn phòng công chứng cũng có thể chuyển nhượng và việc chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện trên.
Văn phòng Công chứng thì có con dấu không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì đối với Văn phòng Công chứng có con dấu không? Căn cứ tại văn bản và điều khoản cụ thể nào?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 4 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
- Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
- Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Như vậy, đối với Văn phòng Công chứng có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật nêu trên.
Trân trọng!