Danh sách văn phòng công chứng quận 10 TPHCM? Văn phòng công chứng có nghĩa vụ gì theo Luật Công chứng mới?
Nội dung chính
Danh sách văn phòng công chứng quận 10?
Khi nhắc đến các văn phòng công chứng tại Sài Gòn, không thể không nhắc đến văn phòng công chứng Quận 10, một địa chỉ quan trọng nhờ vị trí thuận lợi, gần các khu vực kinh doanh sầm uất và đông dân cư.
Nhiều văn phòng công chứng ở đây được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ tận tâm, chu đáo. Dưới đây là danh sách các văn phòng công chứng tại Quận 10:
(1) Văn phòng công chứng Nguyễn Lê Nghĩa
Địa chỉ liên hệ: Tại số 519 Lê Hồng Phong, Phường 02, Quận 10
(2) Văn phòng công chứng Mai Việt Cường
Địa chỉ liên hệ: Tại số 236 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10.
(3) Văn phòng công chứng Đồng Thị Hạnh
Địa chỉ liên hệ: Tại số 380 Ngô Gia Tự, Phường 4, Quận 10
(4) Văn phòng công chứng Lê Kim Thanh
Địa chỉ: 335 Tô Hiến Thành, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Danh sách văn phòng công chứng quận 10 TPHCM? Văn phòng công chứng có nghĩa vụ gì theo Luật Công chứng mới? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng có nghĩa vụ gì theo Luật Công chứng mới?
Căn cứ Điều 36 Luật Công chứng 2024 quy định nghĩa vụ của văn phòng công chứng bao gồm:
- Theo dõi, bảo đảm cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc thực hiện thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật, tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
- Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước và bảo đảm việc công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình thực hiện đúng quy định về ngày, giờ làm việc của tổ chức.
- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình; báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt và niêm yết danh sách cộng tác viên dịch thuật của tổ chức mình.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 39 Luật Công chứng 2024; bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 40 Luật Công chứng 2024.
- Tiếp nhận, quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
- Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về giao dịch đã công chứng; giấy tờ, tài liệu đã chứng thực.
- Lập sổ yêu cầu công chứng, sổ công chứng, các loại sổ khác và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định tại Điều 66 Luật Công chứng 2024.
- Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Sử dụng con dấu tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Tiếp nhận hồ sơ công chứng do Sở Tư pháp chỉ định theo quy định tại Điều 68 Luật Công chứng 2024.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Nội dung tập sự hành nghề công chứng
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-BTP thì nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm:
- Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;
- Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng;
- Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;
- Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;
- Kỹ năng soạn thảo lời chứng;
- Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;
- Kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng;
- Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề công chứng;
- Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.