Vận chuyển gỗ hợp pháp như thế nào là hợp pháp?
Nội dung chính
Vận chuyển gỗ hợp pháp như thế nào là hợp pháp?
Trường hợp vận chuyển gỗ hương chưa qua chế biến.
Theo Điều 19 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản mua bán, vận chuyển trong nước như sau:
- Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập. Đối với lâm sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư này, bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
- Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
Mặt khác tại Điều 6 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định đối tượng phải thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản, cụ thể như sau:
- Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến.
- Thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến.
Lưu ý: Trường hợp lâm sản khai thác trong trường hợp trên khi vận chuyển nội bộ trong tỉnh, bảng kê lâm sản không cần xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại gồm: Hạt Kiểm lâm cấp huyện; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
Như vậy, nếu gỗ hương của bạn vận chuyển xuống Sài Gòn là Giáng hương quả to (Theo Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì gỗ hương quả to (còn gọi là Giáng hương quả to) là loại thực vật quý hiếm thuộc nhóm IIA.) hoặc gỗ hương khai thác từ rừng tự nhiên phải có xác nhận của Cơ quan kiểm lâm theo quy định.
Bạn có thể tham khảo hồ sơ xác nhận bảng kê khai lâm sản tại đây.
Trường hợp vận chuyển gỗ hương qua chế biến và không thuộc loại gỗ hương quả to (Giáng hương quả to).
Theo Điều 20 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản mua bán, vận chuyển trong nước như sau:
- Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.
- Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.
Như vậy, khi bạn vận chuyển gỗ hương đã qua chế biến thì không phải xin xác nhận của cơ quan kiểm lâm đối với bảng kê khai lâm sản.