02:22 - 25/01/2025

Văn bản quy phạm pháp luật chưa có hiệu lực pháp luật có thể dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành một văn bản quy phạm pháp luật khác?

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thế nào là quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật chưa có hiệu lực pháp luật có thể dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành một văn bản quy phạm pháp luật khác?

Nội dung chính

    Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

    Theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật như sau:

    Văn bản quy phạm pháp luật
    Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
    Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

    Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền, đảm bảo đúng về thẩm quyền, hình thức, trình tự, và thủ tục theo quy định của pháp luật.

    Văn bản quy phạm pháp luật là gì? (Hình từ Internet)

    Văn bản quy phạm pháp luật là gì? (Hình từ Internet)

    Thế nào là quy phạm pháp luật?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, ta có thể đưa ra khái niệm quy phạm pháp luật như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

    Như vậy, quy phạm pháp luậtlà quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc một đơn vị hành chính nhất định. Quy phạm pháp luật được áp dụng lặp đi lặp lại trong các trường hợp tương tự, do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

    Văn bản quy phạm pháp luật chưa có hiệu lực pháp luật có thể dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành một văn bản quy phạm pháp luật khác?

    Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 34/2016/NĐ-CP:

    Căn cứ ban hành văn bản
    1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.
    2. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì tại văn bản quy định chi tiết phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản.
    Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản.
    3. Căn cứ ban hành văn bản được thể hiện bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm(.).

    Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật chưa có hiệu lực pháp luật có thể dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành một văn bản quy phạm pháp luật khác nếu văn bản chưa có hiệu lực có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành.

    17
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ