Cách buộc gà cúng Tết Nguyên Đán 2025 vào đêm Giao Thừa
Nội dung chính
Cách buộc gà cúng Tết Nguyên Đán 2025 vào đêm Giao Thừa
Gà luộc luôn rất quen thuộc trên mâm cỗ cúng Tết của người Việt, đặc biệt gà cúng có ý nghĩa rất quan trọng trong mâm cúng đêm Giao thừa. Theo phong tục, trong mâm cỗ cúng Giao thừa ngày Tết không thể thiếu gà luộc, điều đặc biệt đây phải là gà trống miệng có ngậm bông hoa hồng đỏ.
Thông thường, gà trống được chọn làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là vì người xưa cho rằng gà trống có các tính quý và đẹp hơn hẳn các loại gia cầm khác là: Nhân - Dũng - Trí - Tín Nghĩa.
Thế nhưng không phải ai cũng biết cách đặt gà cúng như thế nào cho đúng. Phổ biến nhất đó là buộc gà cánh tiên.
Trước khi buộc cần phải sơ chế: cắt tiết, làm sạch, mổ bụng rồi dùng muối chà thật kỹ trên da gà sau đó rửa lại thật kỹ với nước sạch, để ráo.
Cách buộc gà cúng Tết Nguyên Đán kiểu gà cánh tiên:
Bước 1: Lần lượt cho 2 chân gà vào phần bụng đã mổ moi.
Bước 2: Đặt gà nằm thẳng lên, dùng tay dựng cổ gà rồi kẹp 2 cánh để cố định.
Bước 3: Dùng sợi lạt buộc 2 vòng theo 2 mấu của đầu cánh gà như hình bên dưới.
Bước 4: Kéo đầu gà lên, cho mỏ gà ngậm vào sợi lạt trên cánh.
Khi gà ngẩng đầu cao, 2 cánh xòe ra đều nhau trông như đang ngồi với dáng vẻ tự nhiên nhất là bạn đã hoàn thành xong cách buộc gà cúng cánh tiên vô cùng đẹp mắt này rồi.
Lưu ý trong quá trình buộc gà: Có 2 cách mổ gà phổ biến là mổ phanh và mổ moi. Tuy nhiên để thực hiện cách buộc gà cúng đẹp thì gà thường sẽ được mổ moi vì khi luộc nguyên con sẽ đẹp mắt hơn.
Khi buộc dây cần phải thật nhẹ nhàng, không nên buộc quá chặt. Nếu dùng lực quá mạnh sẽ làm cánh gà bị gãy hoặc khi luộc xong da gà sẽ bị nứt da không còn đẹp.
Trong lúc luộc cần phải thường xuyên kiểm tra xem dáng gà có bị lệch và cần chỉnh sửa gì thêm không. Nếu gà bị tuột dây hoặc méo mó thì phải chỉnh lại ngay rồi mới luộc tiếp. Cần sử dụng một cái nồi sâu lòng, tốt nhất là to hơn gà một chút để gà không bị đè ép sẽ làm xấu dáng gà.
Sau khi luộc nên để gà ráo nước rồi mới tháo dây. Khi tháo dây nên tháo nhẹ nhàng để tránh làm rách da gà. Cho gà ra đĩa cho ráo nước.
Cách buộc gà cúng Tết Nguyên Đán 2025 và đêm Giao Thừa (Hình ảnh từ Internet)
Một số lưu ý khi đặt gà cúng Tết Nguyên Đán 2025
Việc cúng gà đêm giao thừa mang đến nhiều ý nghĩa tốt lành cho năm mới. Với con gà trống tơ khỏe khoắn, sở hữu mào đỏ, chân vàng sẽ mang đến sự may mắn, sức khỏe cho gia chủ.
Chọn con gà trống chưa đạp mái vì thể hiện sự thuần khiết, trong sạch trong năm mới. Đặc biệt, cúng gà trống khỏe mạnh cũng báo hiệu cho một năm mới căng tràn nhựa sống, gặp được nhiều điều may mắn và tốt lành.
Việc cúng gà đêm giao thừa mang đến nhiều ý nghĩa tốt lành cho năm mới. Với con gà trống tơ khỏe khoắn, sở hữu mào đỏ, chân vàng sẽ mang đến sự may mắn, sức khỏe cho gia chủ.
Chọn con gà trống chưa đạp mái vì thể hiện sự thuần khiết, trong sạch trong năm mới. Đặc biệt, cúng gà trống khỏe mạnh cũng báo hiệu cho một năm mới căng tràn nhựa sống, gặp được nhiều điều may mắn và tốt lành.
(1) Hướng quay đầu của gà cúng
Theo văn hóa dân gian thì người Việt Nam thường đặt con gà hướng đầu ra ngoài để khi nhìn vào sẽ thẩm mỹ hơn.
Tuy nhiên, nếu quay đầu con gà hướng vào trong bát hương thì thể hiện sự thành kính với những bậc bề trên tổ tiên trong gia đình khi họ nhìn xuống. Chính vì vậy, việc đặt gà cúng quay ra hay quay vào tùy theo quan niệm của từng vùng, từng gia đình
(2) Hướng đặt gà cúng
Trong phong thủy, người xưa thường nói Nam Tả nữ Hữu, nghĩa là tay trái là trai, tay phải là nữ. Chính vì vậy, khi đặt gà cũng thường người ta sẽ đặt ở giữa hoặc bên tay trái của bàn thờ. Bởi vì gà cúng thường là gà trống.
Tuy nhiên, nhiều gia đình thường chọn đặt gà cúng ở trung tâm vừa thể hiện được sự trang trọng và tạo tính thẩm mỹ cho mâm cúng.
(3) Đặt gà cúng trong đêm Giao thừa
Vào ngày Giao thừa năm mới đón Tết, các bạn nên đặt đầu gà quay hướng ra đường để đón quan Hành khiển cai quản năm mới đi qua. Cách đặt gà cúng hướng ra đường như vậy còn có ý nghĩa giúp gọi mặt trời chiếu vào nhà mình nhằm đón những điều mới mẻ, may mắn cho gia chủ. Đồng thời tăng vận khí tốt cho gia đình.
Bắn pháo hoa Bộ Quốc phòng vào đêm Giao Thừa có bị phạt không?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được phép sử dụng/bắn pháo hoa trong Đêm giao thừa dịp Tết nguyên đán.
Tuy nhiên, chỉ được dùng pháo hoa, còn pháo nổ và pháo hoa nổ tuyệt đối không sử dụng.
Ngoài ra, nếu sử dụng/bắn pháo hoa phải được mua từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Hiện nay, chỉ có doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được cấp phép kinh doanh pháo hoa, đó là Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21 (Nhà máy Z121).