Trường hợp nào thì kế toán trưởng trong kho bạc nhà nước được ủy quyền cho người khác quản lý tiền mặt?
Nội dung chính
Trường hợp nào thì kế toán trưởng trong kho bạc nhà nước được ủy quyền cho người khác quản lý tiền mặt?
Việc ủy quyền của kế toán trưởng trong kho bạc nhà nước được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư 33/2017/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống kho bạc nhà nước quy định như sau:
…
- Kế toán trưởng được ủy quyền cho người khác trong tổ chức của mình có đủ điều kiện thực hiện toàn bộ hoặc từng phần công việc quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý.
- Việc ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Văn bản ủy quyền phải tuân theo thể thức, được đóng dấu cơ quan của người ủy quyền. Người nhận ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác. Kế toán trưởng; khi ủy quyền cho người khác phải được thủ trưởng đơn vị có kho tiền chấp thuận.
- Như vậy, theo quy định nêu trên thì kế toán trưởng trong kho bạc nhà nước được phép ủy quyền cho người khác trong tổ chức của mình (người này phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật) tham gia quản lý tiền mặt và việc ủy quyền phải được tiến hành bằng văn bản.