Trường hợp nào không áp dụng quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông?
Nội dung chính
Tỷ lệ sở hữu cổ phần trong ngân hàng của các cổ đông từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Theo Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần áp dụng từ ngày 01/7/2024 như sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần
1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 của Luật này;
b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;
c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này.
5. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả số cổ phần sở hữu gián tiếp. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm cả cổ phần do cổ đông ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần và không bao gồm sở hữu cổ phần của người có liên quan là công ty con của cổ đông đó theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 4 của Luật này.
...
Như vậy, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong ngân hàng của các cổ đông từ ngày 01/7/2024 được quy định như sau:
(1) Cổ đông là cá nhân: không vượt quá 05% vốn điều lệ.
(2) Cổ đông là tổ chức: không vượt quá 10% vốn điều lệ.
(3) Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu: không vượt quá 15% vốn điều lệ.
Cổ đông lớn của 1 ngân hàng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một ngân hàng khác.
Lưu ý: Quy định tại trường hợp 1, 2 bao gồm cả số cổ phần sở hữu gián tiếp.
Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại trường hợp 3 bao gồm cả cổ phần do cổ đông ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần và không bao gồm sở hữu cổ phần của người có liên quan là công ty con của cổ đông đó.
Trường hợp nào không áp dụng quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông?
Trường hợp nào không áp dụng quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông?
Theo khoản 4 Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần như sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần
...
4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 của Luật này;
b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;
c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này.
...
Theo đó, quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong ngân hàng sẽ không áp dụng đối với:
- Cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng
- Cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa
- Cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
Khi nào tổ chức tín dụng được mua lại cổ phần của cổ đông?
Theo Điều 65 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về mua lại cổ phần của cổ đông như sau:
Mua lại cổ phần của cổ đông
Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số tiền tương ứng với số cổ phần được mua lại mà vẫn bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng và giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng.
Như vậy, tổ chức tín dụng được mua lại cổ phần của cổ đông sau khi thanh toán hết số tiền tương ứng với số cổ phần được mua lại mà vẫn bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng.