16:06 - 08/01/2025

Trình bày cấu tạo của Trái Đất? Các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất? Thời lượng môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 là bao nhiêu tiết?

Hướng dẫn học sinh trình bày cấu tạo của trái đất gồm 3 lớp nào? Trên lớp vỏ của Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn nào?

Nội dung chính

    Trình bày cấu tạo của Trái Đất? Các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất?

    Trình bày cấu tạo của Trái Đất là một trong những nội dung học sinh phải đạt được trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 6. Đưới đây là hướng dẫn trình bày.

    1. Trình bày cấu tạo của Trái Đất

    Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp chính: lớp vỏ, lớp manti và lõi. Cụ thể như sau:

    Lớp vỏ

    - Độ dày: Từ 5 đến 70 km.

    - Đặc điểm: Đây là lớp ngoài cùng, mỏng nhất và quan trọng nhất của Trái Đất. Lớp vỏ được cấu tạo chủ yếu từ các loại đá silicat và có trạng thái rắn. Nhiệt độ tăng dần từ bề mặt vào sâu bên trong, tối đa khoảng 1000°C

    Lớp manti

    - Độ dày: Từ 70 đến 2900 km.

    - Đặc điểm: Lớp manti nằm dưới lớp vỏ và chiếm phần lớn thể tích của Trái Đất. Nó được chia thành manti trên và manti dưới. Vật chất ở lớp manti có trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, với nhiệt độ từ 1500°C đến 4700°C

    Lớp lõi

    - Độ dày: Từ 2900 km đến tâm Trái Đất (khoảng 6371 km).

    - Đặc điểm: Lõi được chia thành hai phần: lõi ngoài và lõi trong. Lõi ngoài ở trạng thái lỏng, trong khi lõi trong ở trạng thái rắn. Nhiệt độ ở lõi có thể lên đến 5000°C hoặc cao hơn. Lõi chủ yếu được cấu tạo từ sắt và niken, với mật độ rất cao.

    2. Các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất

    Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn chính bao gồm: Mảng Thái Bình Dương, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Âu Á , Mảng Phi , Mảng Nam Mỹ, Mảng Nam Cực, Mảng Ấn Độ - Úc.

    Ngoài ra, còn có nhiều mảng kiến tạo nhỏ khác. Các mảng kiến tạo này di chuyển và tương tác với nhau, gây ra các hiện tượng địa chất như động đất, núi lửa, và sự hình thành các dãy núi.

    Dưới đây là bản đồ các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất

    Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

    Trình bày cấu tạo của Trái Đất? Các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất? Thời lượng môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 là bao nhiêu tiết?

    Trình bày cấu tạo của Trái Đất? Các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất? Thời lượng môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 là bao nhiêu tiết? (Hình từ Internet)

    Thời lượng môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 là bao nhiêu tiết?

    Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định thời lượng dành cho môn học là 105 tiết/lớp/năm học. Tỉ lệ % số tiết dành cho các mạch nội dung trong bảng sau:

    Mạch nội dung

    Lớp 6

    Lớp 7

    Lớp 8

    Lớp 9

    Toàn cấp

    Địa lí

    45

    42

    41

    40

    42

    Địa lí tự nhiên đại cương

    45




    11

    Địa lí các châu lục


    42



    11

    Địa lí tự nhiên Việt Nam



    41


    10

    Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam




    40

    10

    Lịch sử

    45

    42

    41

    40

    42

    Thế giới

    22

    20

    20

    19

    20

    Việt Nam

    23

    22

    21

    21

    22

    Chủ đề chung


    6

    8

    10

    6

    Đánh giá định kì

    10

    10

    10

    10

    10

    Như vậy, môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 có thời lượng là 105 tiết trong đó Lịch sử 45 tiết, Địa lí 45 tiết còn lại 10 tiết là đánh giá định kì.

    Logic phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS như thế nào?

    Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT logic phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí THCS như sau:

    - Nội dung giáo dục lịch sử của cả ba cấp học khác với chương trình hiện hành ở chỗ hầu như không thiết kế đồng tâm từ thấp lên cao. Ở cấp trung học cơ sở, học sinh sẽ được học lịch sử từ nguyên thuỷ cho đến ngày nay. Do đó, những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc được sắp xếp theo lịch đại.

    - Sự khác biệt về mức độ trong chương trình trung học cơ sở không phải chỉ ở khối lượng nội dung, ở chi tiết các sự kiện lịch sử, mà điều chủ yếu là mức độ nhận thức rất cơ bản về bản chất của các sự kiện lịch sử, về nguyên nhân của các biến chuyển lịch sử, của sự đa dạng các mô hình xã hội, về lí luận nhận thức xã hội và ở sự chú trọng rèn luyện các kĩ năng học tập, vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.

    - Ở cấp trung học cơ sở, căn cứ vào tâm lí lứa tuổi của học sinh và đặc điểm môn học, phân môn Địa lí được phát triển theo logic: từ địa lí tự nhiên đại cương ở lớp 6 đến địa lí các châu lục ở lớp 7, sau đó đến địa lí tự nhiên Việt Nam (lớp 8) và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (lớp 9). Logic này đảm bảo khi hoàn thành chương trình môn học ở trung học cơ sở, học sinh sẽ có kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí học, đặc biệt là về địa lí Việt Nam để học tiếp trung học phổ thông hay tham gia lao động.

    - Trong dạy học địa lí, quá trình hình thành khái niệm cơ bản thường là đi từ biểu tượng địa lí đến khái niệm địa lí. Việc hình thành biểu tượng địa lí càng có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh học sinh lớp 6, lớp 7; bảo đảm cho học sinh dễ ghi nhớ các biểu tượng và các khái niệm, kết nối được khái niệm với cuộc sống thực tế.

    - Hình thành khái niệm cơ bản là một quá trình, trong một số trường hợp phải thông qua nhiều bài, nhiều chương. Có những khái niệm được hình thành từng bước trong cả một cấp học, một chương trình môn học. Đây là điều mà giáo viên cần lưu ý khi dạy học, để tránh quá tải ở lớp dưới, và tạo sự liên kết dọc giữa các lớp.

    - Nhiều khái niệm địa lí tự nhiên đại cương chỉ được hình thành bước đầu ở lớp 6, sau đó được phát triển thêm ở lớp 7, lớp 8. Ví dụ, khái niệm về hoàn lưu khí quyển ở lớp 6 chỉ được trình bày qua sơ đồ về các vành đai khí áp và gió. Khái niệm về hoàn lưu khí quyển được sử dụng và phát triển khi học sinh học Địa lí 7, chẳng hạn như hoàn lưu gió mùa được nói đến ở khu vực châu Á gió mùa.

    - Còn các khái niệm liên quan đến front hay hội tụ nhiệt đới có thể được sử dụng khi học sinh học ở lớp 8, lớp 9 về địa lí Việt Nam. Một số khái niệm về địa lí kinh tế - xã hội có thể được đề cập ở chừng mực đơn giản ở lớp 7, được sử dụng ở cấp độ cao hơn khi học về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam ở lớp 9. Những khái niệm có tính liên môn càng đòi hỏi thời gian dài hơn để hình thành và phát triển.

    325
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ