11:18 - 18/12/2024

Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật khác nhau như thế nào? Tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Tôi muốn hỏi trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật có giống nhau không?

Nội dung chính

    Phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Cán bộ, công chức 2008, Luật Viên chức 2010Nghị định 112/2020/NĐ-CP

    Việc phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật như sau:

    Tiêu chí

    Trách nhiệm hành chính

    Trách nhiệm kỷ luật

    Khái niệm

    Trách nhiệm hành chính được hiểu là hậu quả pháp lý đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, phải chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.

    Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.



    Đối tượng

    Cá nhân, tổ chức

    Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức

    Hình thức xử lý

    - Cảnh cáo;

    - Phạt tiền;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

    - Trục xuất.

    (Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

    - Khiển trách

    - Cảnh cáo

    - Hạ bậc lương

    - Hạ ngạch

    - Cắt chức

    - Buộc thôi việc

    - Bãi nhiệm

    (Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

    Nguyên tắc xử phạt

    - Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

    - Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

    - Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

    - Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định

    - Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    - Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    (khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 điểm d được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)

    - Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

    - Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật

    - Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

    + Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

    + Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

    - Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

    - Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.

    - Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

    - Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

    - Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

    (Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

    Căn cứ phát sinh

    Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định xử phạt hành chính và người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm hành chính của mình

    Khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý kỷ luật đối với cá nhân đó

    Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật khác nhau như thế nào? Tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

    Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

    - Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    Tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, trừ trường hợp trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

    - Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

    5