Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong giải quyết các công việc với công dân
Nội dung chính
Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong giải quyết các công việc với công dân
Theo Điều 15 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 01/07/2020) quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc giải quyết các công việc với công dân cụ thể như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục để công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức (sau đây gọi chung là công dân, tổ chức) biết các nội dung sau:
+ Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan;
+ Thủ tục hành chính giải quyết công việc;
+ Mẫu đơn từ, hồ sơ cho từng loại công việc;
+ Phí, lệ phí theo quy định;
+ Thời gian giải quyết từng loại công việc.
- Chỉ đạo và kiểm tra nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức; kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
- Chỉ đạo việc bố trí nơi tiếp công dân, thực hiện việc tiếp công dân và bố trí hòm thư góp ý (trực tiếp hoặc qua hòm thư điện tử); chỉ đạo người phụ trách công tác hành chính của cơ sở giáo dục cùng đại diện Ban Thanh tra nhân dân nghiên cứu các ý kiến góp ý, báo cáo hiệu trưởng xem xét, giải quyết.
- Cử người có trách nhiệm gặp và giải quyết công việc có liên quan khi công dân, tổ chức có yêu cầu theo quy định của pháp luật; những kiến nghị, phản ánh, phê bình của công dân, tổ chức phải được nghiên cứu và xử lý kịp thời.
Trân trọng!