Tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định như thế nào?
Tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định tại Điều 13 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau:
1. Tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định:
a) Đối với khoản cho vay không có tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 2 Điều 9, Điều 14 và Điều 15 của Nghị định này, tổ chức tín dụng được áp dụng mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng 50% mức trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành đối với các khoản cho vay tương tự thuộc các lĩnh vực khác;
b) Đối với khoản cho vay có tài sản bảo đảm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm phù hợp với các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn trong từng thời kỳ.
2. Tổ chức tín dụng thực hiện xử lý rủi ro cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp rủi ro phát sinh trên phạm vi rộng do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tổ chức tín dụng thực hiện khoanh nợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
Trên đây là quy định về Tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.