15:16 - 30/10/2024

Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm như thế nào khi bị đình chỉ hoạt động?

Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm như thế nào khi bị đình chỉ hoạt động? Đối với các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực thì phải làm sao?

Nội dung chính

    Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm như thế nào khi bị đình chỉ hoạt động?

    Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

    Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm:

    (1) Định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thực hiện báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; không được ký mới các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh, tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản này;

    (2) Đối với các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, công ty chứng khoán có trách nhiệm:

    - Chỉ tiếp nhận, thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng đối với giao dịch đối ứng; chỉ tiếp nhận tài sản ký quỹ của khách hàng đối với trường hợp bổ sung ký quỹ;

    - Chốt số dư, thực hiện tất toán tài khoản khách hàng; thanh lý vị thế và hoàn trả tài sản ký quỹ cho khách hàng; thỏa thuận, bàn giao quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, chuyển tài khoản, tài sản ký quỹ và vị thế mở của khách hàng sang công ty chứng khoán thay thế theo yêu cầu của khách hàng;

    - Thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán nhằm giảm vị thế của khách hàng;

    (3) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của khách hàng trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình;

    (4) Thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (nếu có).

    4