Tổ chức Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế được quy định ra sao?
Nội dung chính
Tổ chức Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế được quy định ra sao?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định về tổ chức Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
1. Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế do Chánh Văn phòng Bộ quyết định thành lập, quản lý và chỉ đạo hoạt động, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
a) Biên chế của Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế tối thiểu là 70 người, trong đó có 01 Đội trưởng và 03 Đội phó.
b) Đội trưởng Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế do Trưởng Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Bộ đảm nhiệm.
c) Đội phó, thành viên Đội PCCC và CNCH cơ sở là Lãnh đạo Phòng Quản trị, Tổ bảo vệ phòng Quản trị thuộc Văn phòng Bộ, lực lượng bảo vệ cơ quan và các thành viên khác được huy động từ các đơn vị thuộc Bộ.
2. Đội PCCC và CNCH cơ sở tại các đơn vị có trụ sở riêng do Thủ trưởng đơn vị thành lập, quản lý và chỉ đạo hoạt động. Biên chế của Đội PCCC và CNCH cơ sở tại các đơn vị có trụ sở riêng thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 31, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, Tổ chức Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế được quy định như sau:
- Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế do Chánh Văn phòng Bộ quyết định thành lập, quản lý và chỉ đạo hoạt động, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
+ Biên chế của Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế tối thiểu là 70 người, trong đó có 01 Đội trưởng và 03 Đội phó.
+ Đội trưởng Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế do Trưởng Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Bộ đảm nhiệm.
+ Đội phó, thành viên Đội PCCC và CNCH cơ sở là Lãnh đạo Phòng Quản trị, Tổ bảo vệ phòng Quản trị thuộc Văn phòng Bộ, lực lượng bảo vệ cơ quan và các thành viên khác được huy động từ các đơn vị thuộc Bộ.
Tổ chức Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế được quy định ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế?
Theo Khoản 3 Điều 8 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Đội PCCC và CNCH cơ sở như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội PCCC và CNCH cơ sở.
a) Xây dựng phương án, tổ chức thực tập phương án; chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH khi có xảy ra cháy, nổ.
b) Tham mưu với Chánh Văn phòng Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị (đối với đơn vị có trụ sở riêng) ban hành, trình ban hành quy định về PCCC và CNCH tại cơ quan, đơn vị.
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến tập PCCC và CNCH trong cơ quan, đơn vị.
d) Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC và CNCH.
đ) Tổ chức, tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH.
e) Đề xuất sơ kết, tổng kết các hoạt động về PCCC và CNCH; thống kê về công tác PCCC và CNCH của cơ quan, đơn vị theo yêu cầu.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Chỉ huy, Thủ trưởng đơn vị và cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội PCCC và CNCH cơ sở bao gồm:
- Xây dựng phương án, tổ chức thực tập phương án; chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH khi có xảy ra cháy, nổ.
- Tham mưu với Chánh Văn phòng Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị (đối với đơn vị có trụ sở riêng) ban hành, trình ban hành quy định về PCCC và CNCH tại cơ quan, đơn vị.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến tập PCCC và CNCH trong cơ quan, đơn vị.
- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC và CNCH.
- Tổ chức, tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH.
- Đề xuất sơ kết, tổng kết các hoạt động về PCCC và CNCH; thống kê về công tác PCCC và CNCH của cơ quan, đơn vị theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Chỉ huy, Thủ trưởng đơn vị và cơ quan có thẩm quyền.
Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế?
Tại Điều 9 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, theo đúng quy định quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước để đảm bảo luôn luôn sẵn sàng chữa cháy và CNCH. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ (đối với đơn vị có trụ sở riêng) có trách nhiệm chỉ đạo, phân công quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH.
1. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên.
a) Thực hiện hàng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH và do người được giao quản lý phương tiện PCCC và CNCH thực hiện.
b) Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH thực hiện theo quy định tại các Phụ lục II, VII ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH.
2. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ.
a) Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện hàng tháng tại nơi quản lý phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và do người đã được đào tạo thực hiện.
b) Nội dung bảo quản, bảo dưỡng: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, thiết bị; tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, thiết bị; áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế để có phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH.
Như vậy, Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm: Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên và Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ.