Thỏa thuận trọng tài có còn hiệu lực khi một bên tham gia thoả thuận trọng tài chết hay không?
Nội dung chính
Thỏa thuận trọng tài có còn hiệu lực khi một bên tham gia thoả thuận trọng tài chết hay không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
"1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."
==> Căn cứ quy định đã được trích dẫn trên đây, về nguyên tắc thì hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết do các bên tham gia thỏa thuận trọng tài tự thỏa thuận với nhau.
Trường hợp, các bên không có thỏa thuận thì thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.