Thứ 6, Ngày 25/10/2024
08:18 - 11/10/2024

Theo quy định tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có những quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?

Theo quy định tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có những quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Theo quy định tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có những quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào?

    Ngày 01/01/2018, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 chính thức có hiệu lực, theo đó, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. 

    Theo Khoản 3 Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý từ năm 2018 gồm có:

    - Thực hiện trợ giúp pháp lý;

    - Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;

    - Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;

    - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;

    - Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;

    - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.

    - Được nhận thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Chính phủ;

    - Quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.

    Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý từ năm 2018. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Trợ giúp pháp lý 2017 để hiểu rõ nội dung này.