Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc trong việc xem xét kết quả giám sát được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc trong việc xem xét kết quả giám sát được quy định như thế nào?
Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc trong việc xem xét kết quả giám sát được quy định tại Điều 46 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó, căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thẩm quyền sau đây:
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật;
- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và những người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách. Người nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. Quá thời hạn này mà không nhận được trả lời hoặc trường hợp không tán thành với nội dung trả lời thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội yêu cầu người nhận được kiến nghị trả lời tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp Quốc hội gần nhất; đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
Trên đây là quy định về thẩm quyền của Hội đồng dân tộc trong việc xem xét kết quả giám sát. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.