09:03 - 18/12/2024

Sinh viên về quê ăn Tết Âm lịch, chủ phòng trọ tự ý vào phòng trọ thì có vi phạm pháp luật không?

Tôi muốn hỏi sinh viên về quê ăn Tết Âm lịch, chủ phòng trọ tự ý vào phòng trọ thì có vi phạm pháp luật không? - câu hỏi của chị Hiền (Thái Bình)

Nội dung chính

    Sinh viên thuê trọ có cần phải ký hợp đồng thuê trọ không?

    Về bản chất thì cho thuê trọ cũng giống như cho thuê nhà, vậy nên căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

    Hợp đồng về nhà ở
    Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
    1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
    2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
    3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
    4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
    5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
    6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
    7. Cam kết của các bên;
    8. Các thỏa thuận khác;
    9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
    10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
    11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

    Theo đó, hợp đồng thuê trọ cần phải được các bên thỏa thuận và phải lập thành văn bản có các nội dung được qui định như trên.

    Sinh viên về quê ăn Tết Âm lịch, chủ phòng trọ tự ý vào phòng trọ thì có vi phạm pháp luật không?

    Sinh viên về quê ăn Tết Âm lịch, chủ phòng trọ tự ý vào phòng trọ thì có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng thuê trọ có cần phải công chứng, chứng thực không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định:

    Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
    1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
    2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
    Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
    3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
    4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

    Theo đó, hợp đồng cho thuê nhà ở, nhà trọ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Các bên có thể tự nguyện yêu cầu công chứng, chứng thực.

    Sinh viên về quê ăn Tết Âm lịch, chủ phòng trọ tự ý vào phòng trọ thì có vi phạm pháp luật không?

    Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

    Điều 22.
    1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
    2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
    3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

    Theo đó, việc tự ý vào trọ được xem là hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác. Ngay cả khi người thuê trọ về quê ăn Tết Âm lịch dài ngày hay vì lý do nào khác mà chủ trọ không có lý do chính đáng khi tự ý vào phòng trọ thì được xem là vi phạm pháp luật

    Trường hợp sinh viên về quê ăn Tết Âm lịch, chủ phòng trọ tự ý vào phòng trọ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017):

    Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
    a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
    b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
    c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

    Như vậy, việc sinh viên về quê ăn Tết Âm lịch mà chủ trọ tự ý vào phòng trọ của người thuê trọ là vi phạm pháp luật, người thuê trọ thực hiện hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

    196
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ