10:38 - 09/01/2025

Tết Âm lịch 2025 nghỉ mấy ngày? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy tháng 12 âm lịch? Lịch Tết Âm lịch 2025 như thế nào?

Tết Âm lịch 2025 nghỉ mấy ngày? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy tháng 12 âm lịch? Lịch Tết Âm lịch 2025 như thế nào?

Nội dung chính

    Tết Âm lịch 2025 nghỉ mấy ngày? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy tháng 12 âm lịch? Lịch Tết Âm lịch 2025 như thế nào?

    Tết Âm lịch 2025 là một dịp lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu của năm mới theo lịch âm. Nhiều người đang tò mò về câu hỏi "Tết Âm lịch 2025 nghỉ mấy ngày?" để có thể lên kế hoạch về công việc và các hoạt động gia đình.

    Theo Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 TẢI VỀ có nêu về lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 như sau:

    - Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 từ ngày 25/1/2025 (tức ngày 26/12/2024 âm lịch) đến ngày 2/2/2025 (tức ngày 5/1/2025 âm lịch).

    - Tết Âm lịch 2025 được nghỉ 9 ngày.

    DƯỚI ĐÂY LÀ LỊCH TẾT 2025:

    *Trên đây là Lịch Tết 2025!

    Thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2025 không chỉ ảnh hưởng đến những ai làm việc ở văn phòng mà còn cả những người lao động, học sinh, sinh viên. Việc nắm rõ Tết Âm lịch 2025 nghỉ mấy ngày sẽ giúp mọi người chuẩn bị cho các chuyến du lịch, sum vầy gia đình.

    Tết Âm lịch 2025 nghỉ mấy ngày? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy tháng 12 âm lịch? Lịch Tết Âm lịch 2025 như thế nào?

    Tết Âm lịch 2025 nghỉ mấy ngày? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy tháng 12 âm lịch? Lịch Tết Âm lịch 2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

    Người dân, có được phép sử dụng pháo hoa vào dịp Tết Âm lịch 2025 không?

    Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:

    Sử dụng pháo hoa
    1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa

    Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

    Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

    Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
    ...
    b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

    Như vậy, theo các quy định trên thì Tết Âm lịch 2025 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

    Lưu ý: người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

    Cụ thể tại Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa:
    ....
    2.Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
    a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
    b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
    c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
    d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

    Theo đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải đáp ứng các điều kiện:

    - Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

    - Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.

    - Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn

    - Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

    Như vậy, người dân cần lưu ý mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa đạt điều kiện trên để sử dụng hợp pháp.

    Được hưởng bao nhiêu phần trăm lương khi đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

    Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
    c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
    2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.

    Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.

    Như vậy, đi làm ngày nghỉ Tết Âm lịch thì tiền lương được tính như sau:

    - Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

    - Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

    113
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ