08:15 - 14/11/2024

Rừng tự nhiên bao gồm những loại rừng nào?

Rừng tự nhiên bao gồm những loại rừng nào?Tiêu chí rừng trồng được quy định ra sao? Vườn quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Nội dung chính

    Rừng tự nhiên bao gồm những loại rừng nào?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định tiêu chí rừng tự nhiên như sau:

    Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau đây:

    1. Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.

    2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.

    3. Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:

    a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;

    b) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;

    c) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;

    d) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.

    Tiêu chí rừng trồng được quy định ra sao?

    Theo Điều 5 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định tiêu chí rừng trồng như sau:

    Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau đây:

    1. Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.

    2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.

    3. Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:

    a) Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;

    b) Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;

    c) Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.

    Vườn quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí nào?

    Tại Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định tiêu chí rừng đặc dụng như sau:

    1. Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

    b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

    c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

    2. Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

    b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

    c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

    d) Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

    3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

    b) Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

    c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

    d) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

    4. Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:

    a) Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

    b) Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;

    c) Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

    5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    a) Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;

    b) Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.

    6. Vườn thực vật quốc gia

    Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.

    7. Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    a) Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;

    b) Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha.

    6