Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình được Nhà nước giao rừng sản xuất
Nội dung chính
Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình được Nhà nước giao rừng sản xuất
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng cùng các Nghị định Chính phủ quy định: Hộ gia đình được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền và nghĩa vụ như sau: + Về quyền: - Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. - Được sử dụng rừng trồng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất. - Được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng, trừ rừng đặc dụng. - Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê; bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác. - Được kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường theo dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng. - Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại. - Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao được thuê. Việc khai thác rừng trồng được thực hiện theo quy định sau đây: - Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thì được tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của chính phủ.; - Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duỵêt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ. - Trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác. - Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật. - Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì được khai thác theo quy định tại điều 56 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng; chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao theo quy định của pháp luật. - Cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật. Như vậy luật quy định rất rõ về quyền cũng như nghĩa vụ của người được giao đất, giao rừng. Nếu trong quá trình thực hiện mà gia đình còn nhưng vấn đề vướng mắc thì hỏi các cơ quan chuyên môn ở địa phương như Ban quản lý rừng, PhòngTài nguyên môi trường và UBND cấp xã, huyện và tỉnh.