09:32 - 18/12/2024

Chủ sở hữu quyền tác giả được quy định như thế nào? Đồng tác giả là đồng chủ sở hữu quyền tác giả đúng không?

Chủ sở hữu quyền tác giả được quy định như thế nào? Đồng tác giả là đồng chủ sở hữu quyền tác giả đúng không?

Nội dung chính

    Chủ sở hữu quyền tác giả được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về chủ sở hữu quyền tác giả như sau:

    Chủ sở hữu quyền tác giả
    Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
    1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
    2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
    3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
    4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Theo đó, Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân Việt Nam.

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Chủ sở hữu quyền tác giả được quy định như thế nào? Đồng tác giả là đồng chủ sở hữu quyền tác giả đúng không?

    Chủ sở hữu quyền tác giả được quy định như thế nào? Đồng tác giả là đồng chủ sở hữu quyền tác giả đúng không? (Hình từ Internet)

    Đồng tác giả là đồng chủ sở hữu quyền tác giả đúng không?

    Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về Quyền của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả có nêu như sau:

    Quyền của đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả
    1. Các đồng tác giả đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 12a của Luật Sở hữu trí tuệ.
    2. Các đồng tác giả không đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả thì các đồng tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền nhân thân, các đồng chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 45 và khoản 3 Điều 47 của Luật Sở hữu trí tuệ.
    3. Các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả không được phản đối việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm theo cách thông thường và vì lợi ích chung.
    4. Đồng chủ sở hữu quyền tác giả có thể tuyên bố bằng văn bản về việc từ bỏ quyền của mình đối với tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ và thông báo cho các đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác biết. Quyền của đồng chủ sở hữu quyền tác giả đã tuyên bố từ bỏ được tự động chuyển giao cho các đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác.

    Theo quy định trên thì đồng tác giả đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    Tuy nhiên, các đồng tác giả không đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả thì các đồng tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền nhân thân, các đồng chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 45 và khoản 3 Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được quy định ra sao?

    Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định như sau:

    Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
    1. Những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ có quyền đứng tên trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng. Trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh thì có thể không nêu tên toàn bộ diễn viên điện ảnh và người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ.
    2. Trường hợp thỏa thuận về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm điện ảnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ, biên kịch, đạo diễn không được lợi dụng quyền nhân thân của mình ngăn cản việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm phù hợp với các điều kiện về sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh.
    Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm điện ảnh chỉ có thể cấm hành vi xuyên tạc kịch bản, tác phẩm âm nhạc hoặc sửa đổi, cắt xén kịch bản, tác phẩm âm nhạc gây phương hại đến danh dự, uy tín của họ.
    3. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

    Như vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được thực hiện theo quy định trên.

    250
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ