09:13 - 26/09/2024

Quy trình về đo nồng độ cồn (etanol) trong máu áp dụng trong các bệnh viện được tiến hành như thế nào?

Quy trình về đo nồng độ cồn (etanol) trong máu áp dụng trong các bệnh viện được tiến hành như thế nào? Điều khiển xe ô tô trong máu có nồng độ cồn vượt quá 0.4 miligam/1 lít khí thở bị phạt như thế nào?
Dạo gần đây, tôi thấy có nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ việc sử dụng rượu bia, nhưng khi xảy ra tai nạn thì ở bệnh viện quá trình đo nồng độ cồn (etanol) trong máu được tiến hành như thế nào và việc điều khiển xe ô tô trong máu có nồng độ cồn vượt quá 0.4 miligam/1 lít khí thở bị phạt như thế nào?

Nội dung chính

    1. Quy trình về đo nồng độ cồn (etanol) trong máu áp dụng trong các bệnh viện được tiến hành như thế nào? 

    Căn cứ mục 3 Quy định về đo nồng độ cồn (etanol) trong máu áp dụng trong các bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-BYT năm 2010, cụ thể như sau:

    3. Quy định

    a) Các bước chuẩn bị:

    - Thủ tục hành chính: Tiếp nhận thông tin về tai nạn giao thông. Bác sĩ khám và chỉ định làm xét nghiệm định lượng alcol trong máu.

    - Trang bị và dụng cụ:

    + Dung dịch sát khuẩn: Benzalkonium hoặc Povidone-iodin (Không dùng chất sát khuẩn có cồn).

    + Ống nghiệm (tube) lấy máu có nút đậy kín và chặt, bơm tiêm lấy máu.

    - Chuẩn bị đối tượng xét nghiệm và giải thích cho họ hoặc người thân (nếu có).

    b) Lấy mẫu bệnh phẩm (máu):

    - Sát trùng: Dùng dung dịch sát khuẩn.

    - Lấy máu tĩnh mạch: 03ml

    - Ống nghiệm đựng máu chuyên dùng cho xét nghiệm định lượng cồn (có nắp đậy kín).

    - Sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm và chuyển ngay tới phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút; nếu phòng xét nghiệm ở xa sau khi lấy máu, đậy chặt nút ống nghiệm bảo quản ở 00C và chuyển ngay về cơ sở xét nghiệm gần nhất.

    - Trên giấy yêu cầu xét nghiệm, phải ghi rõ giờ lấy bệnh phẩm, tên tuổi địa chỉ đối tượng xét nghiệm, tên người lấy máu, bác sĩ chỉ định ký phiếu xét nghiệm và ngày giờ.

    c) Tiến hành xét nghiệm:

    - Sau khi nhận mẫu, bệnh phẩm vẫn được đậy nút kín, ly tâm ngay.

    - Bệnh phẩm sau ly tâm mở nút đậy và tiến hành phân tích ngay trong vòng 05 phút

    - Xét nghiệm được tiến hành trên máy phân tích hóa sinh theo kỹ thuật định lượng cồn máu.

    - Kết quả xét nghiệm phải đảm bảo độ tin cậy.

    d) Biểu thị kết quả

    - Đơn vị: mg/L hoặc mmol/L

    Hệ số chuyển đổi:

    mmol/L x 4,608 = mg/100mL

    hoặc mmol/L x 0,04608 = g/L.

    Theo đó, đối chiếu với quy định trên thì khi bệnh viện tiếp nhận việc xét nghiệm nồng độ cồn thì phải tiến hành theo các bước nêu trên.

    2. Điều khiển xe ô tô trong máu có nồng độ cồn vượt quá 0.4 miligam/1 lít khí thở bị phạt như thế nào?

    Tại Khoản 10, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, theo đó:

    10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

    c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

    d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

    11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;

    b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

    c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

    d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

    đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;

    e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

    g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

    h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Như vậy, khi có hành vi điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì cá nhân vi phạm bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tước Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

    Trân trọng!

    1
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ