08:45 - 24/10/2024

Quy trình kiểm tra của tổ chức, cá nhân sở hữu thuốc thử lâm sàng được thực hiện như thế nào?

Quy trình kiểm tra của tổ chức, cá nhân sở hữu thuốc thử lâm sàng được thực hiện như thế nào, và các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục kiểm tra này được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Quy trình kiểm tra của tổ chức, cá nhân sở hữu thuốc thử lâm sàng được thực hiện như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Phụ lục I Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BYT, thì kiểm tra của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng như sau:

    (1) Mục đích: đánh giá sự phù hợp của việc thực hiện thử thuốc trên lâm sàng với hệ thống chất lượng của nghiên cứu, với các SOP của nghiên cứu, đề cương nghiên cứu, GCP và các yêu cầu pháp lý liên quan. Kiểm tra là một phần của hoạt động đảm bảo chất lượng nên chú trọng đến tính hệ thống và có thể kiểm tra chất lượng của công tác giám sát.

    (2) Thẩm quyền:

    - Tổ chức cá nhân có thuốc thử lâm sàng cử kiểm tra viên kiểm tra định kỳ nghiên cứu. Kiểm tra viên do tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng chỉ định và được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BYT ngày 26/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm đề cương nghiêm trọng gây tổn hại đến an toàn của đối tượng hoặc tính chính xác, trung thực của dữ liệu, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng được quyền dừng nghiên cứu và gửi thông báo tới Hội đồng đạo đức các cấp và cơ quan quản lý đồng thời thông báo cho cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng và nghiên cứu viên chính.

    - Hội đồng đạo đức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ nghiên cứu.

    (3) Quy trình:

    - Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng hoặc Hội đồng đạo đức gửi thông báo về đợt kiểm tra tới cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng và nghiên cứu viên chính ít nhất 05 ngày trước thời điểm kiểm tra.

    - Biên bản hoặc báo cáo kiểm tra cần được hoàn thiện và gửi cho cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng và nghiên cứu viên chính chậm nhất 20 ngày sau ngày kết thúc kiểm tra.

    (4) Quy mô và tần suất:

    Căn cứ vào mục tiêu, mục đích, thiết kế, tính phức tạp, kỹ thuật làm mù, quy mô, kết điểm của nghiên cứu, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và Hội đồng đạo đức quyết định quy mô và tần suất kiểm tra trước, trong, sau thử thuốc trên làm sàng.

    (5) Nội dung kiểm tra:

    Các nội dung tương tự với nội dung giám sát tại khoản 1 điểm đ Điều này

    Trên đây là quy định kiểm tra của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.

    5