Quy định về việc chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra được quy định ở đâu?
Nội dung chính
Việc chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 4 Nghị định 33/2015/NĐ-CP thì việc chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định như sau:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có một trong các trường hợp sau:
- Kết luận thanh tra có nội dung xin ý kiến chỉ đạo thực hiện;
- Nội dung kết luận thanh tra có yếu tố nước ngoài;
- Nội dung kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thiếu tính khả thi;
- Kết luận thanh tra mà thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra cần có văn bản chỉ đạo thực hiện.
Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Nội dung chỉ đạo hoặc yêu cầu, kiến nghị việc thực hiện kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra được ban hành trong một văn bản hoặc từng văn bản riêng biệt.
Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý, văn bản yêu cầu, kiến nghị về thanh tra được quy định tại Điều này và Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định 33/2015/NĐ-CP phải được gửi cho cơ quan ban hành kết luận thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện.