08:55 - 01/10/2024

Ai có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục sơ hở và yếu kém trong quản lý sau khi nhận được kết luận thanh tra?

Ai có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục sơ hở và yếu kém trong quản lý sau khi nhận được kết luận thanh tra? Ai có quyền ban hành văn bản chỉ đạo hoặc yêu cầu khắc phục sau kết luận thanh tra?

Nội dung chính

    Việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật được quy định như thế nào?

    Theo quy định hiện hành tại Điều 13 Nghị định 33/2015/NĐ-CP thì việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật được quy định như sau:

    Căn cứ kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trong phạm vi trách nhiệm của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải:

    - Kịp thời áp dụng các biện pháp để khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật;

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý áp dụng biện pháp cần thiết để kịp thời khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật.

    Trình tự, thủ tục đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản mang tính chất chỉ đạo, điều hành nhưng có nội dung trái pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật khác có liên quan.

     

    3