13:42 - 13/11/2024

Quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 2 Chương trình xóa mù chữ?

Quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 2 Chương trình xóa mù chữ? Quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 3 Chương trình xóa mù chữ?

Nội dung chính

    Quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 2 Chương trình xóa mù chữ?

    Tiểu mục 3 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 2 Chương trình xóa mù chữ như sau:

    KỲ 2

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    SỐ VÀ PHÉP TÍNH

    Số tự nhiên

    Số tự nhiên

    Số và cấu tạo thập phân của một số

    - Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000.

    - Nhận biết được số tròn trăm.

    - Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.

    - Thực hiện được việc viết số thành tổng của năm, chục, đơn vị.

    - Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số.

    So sánh các số

    - Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 1000.

    - Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

    - Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

    Ước lượng số đồ vật

    Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục.

    Các phép tính với số tự nhiên

    Phép cộng, phép trừ

    - Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ.

    - Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000.

    - Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

    Phép nhân, phép chia

    - Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia.

    - Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia.

    - Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3,..., 9 trong thực hành tính.

    Tính nhẩm

    - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 100.

    - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 100

    Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học

    - Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

    - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính.

    HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

    Hình học trực quan

    Hình phẳng và hình khối

    Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản

    - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.

    - Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật.

    - Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật.

    Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học

    - Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

    - Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập hoặc vật thật.

    - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.

    Đo lường

    Đo lường

    Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng

    - Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.

    - Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô-gam), gam; đọc và viết được số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg.

    - Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); mi-li-lít đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 l

    - Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét), km (ki-lô-mét), mm (mi-li-mét và quan hệ giữa các đơn vị đo độ đài đã học.

    - Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút.

    - Nhận biết được số ngày trong tháng ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5), tháng trong năm.

    - Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền và bằng cách đọc số hoặc từ ghi trên mỗi đồng tiền (ví dụ : nhận biết tờ tiền năm trăm nghìn đồng bằng cách đọc từ năm trăm nghìn đồng ghi trên tờ tiền đó).

    Thực hành đo đại lượng

    - Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng thước thẳng có chia vạch đến mi-li-mét,...) để thực hành cân, đo, đong, đếm.

    - Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6, số 12.

    Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng

    - Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, khối lượng dung tích đã học.

    - Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ : quãng đường từ nhà đến Ủy ban xã dài khoảng 3 km; con gà cân nặng khoảng 2 kg....),

    - Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh.

    - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường các đại lượng đã học.

    MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

    Một số yếu tố thống kê

    Một số yếu tố thống kê

    Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu

    Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản).

    Đọc biểu đồ tranh

    Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

    Nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh

    Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

    Một số yếu tố xác suất

    Một số yếu tố xác suất

    Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện

    Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn.

    Quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 3 Chương trình xóa mù chữ?

    Tiểu mục 3 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 3 Chương trình xóa mù chữ như sau:

    KỲ 3

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    SỐ VÀ PHÉP TÍNH

    Số tự nhiên

    Số tự nhiên

    Số và cấu tạo thập phân của một số

    - Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000; trong phạm vi 100 000.

    - Nhận biết được số tròn nghìn, tròn mười nghìn.

    - Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số.

    - Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã.

    So sánh các số

    - Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 100 000.

    - Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000).

    - Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000).

    Làm tròn số

    Làm quen với việc làm tròn số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn (ví dụ: làm tròn số 1234 đến hàng chục thì được số 1230).

    Các phép tính với số tự nhiên

    Phép cộng, phép trừ

    - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp).

    - Nhận biết được mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ trong thực hành tính.

    Phép nhân, phép chia

    - Thực hiện được phép nhân với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp).

    - Thực hiện được phép chia cho số có một chữ số.

    - Nhận biết và thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư.

    - Nhận biết được mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia trong thực hành tính.

    Tính nhẩm

    Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản.

    Biểu thức số

    - Làm quen với biểu thức số.

    - Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và không có dấu ngoặc.

    - Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước..

    Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học

    Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính; liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp và đơn giản (chẳng hạn: gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé).

    Phân số

    Phân số

    Làm quen với phân số

    - Nhận biết được về 1/2; 1/3; 1/4; 1/5; 1/6; 1/7; 1/8; 1/9  : thông qua các hình ảnh trực quan.

    - Xác định được 1/2; 1/3; 1/4; 1/5; 1/6; 1/7; 1/8; 1/9 của một nhóm đồ vật (đối tượng) bằng việc chia thành các phần đều nhau.

    HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

    Hình học trực quan

    Hình phẳng và hình khối

    Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối đơn giản

    - Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.

    - Nhận biết được góc, góc vuông, góc không vuông

    - Nhận biết được tam giác, tứ giác.

    - Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

    - Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

    Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học

    - Thực hiện được việc vẽ góc vuông, đường tròn, vẽ trang trí.

    - Sử dụng được êke để kiểm tra góc vuông sử dụng được compa để vẽ đường tròn.

    - Thực hiện được việc vẽ hình vuông hình chữ nhật bằng lưới ô vuông

    - Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

    Đo lường

    Đo lường

    Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng

    - Nhận biết được “diện tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể.

    - Nhận biết được đơn vị đo diện tích: cm2 (xăng-ti-mét vuông), m2 (mét vuông)..

    - Nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ (°C).

     

    Thực hành đo đại lượng

    - Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng, thước thẳng có chia vạch đến mi-li-mét, nhiệt kế,...) để thực hành cân, đo, đong, đếm.

    - Đọc được giờ chính xác đến 5 phút và từng phút trên đồng hồ.

     

    Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng

    - Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài (mm, cm, dm, m, km); diện tích (cm2, m2); khối lượng (g, kg); dung tích (ml, l); thời gian (phút, giờ, ngày, tuần lễ, tháng năm); tiền Việt Nam đã học.

    - Tính được chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.

    - Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

    - Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cân nặng của một quả dưa hấu khoảng 3kg,...).

    - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.

    MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

    Một số yếu tố thống kê

    Một số yếu tố thống kê

    Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu

    Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.

    Đọc, mô tả bảng số liệu

    Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng

    Nhận xét về các số liệu trong bảng

    Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu.

    Một số yếu tố xác suất

    Một số yếu tố xác suất

    Nhận biết và mô tả các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện

    Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện (1 lần) thí nghiệm đơn giản (ví dụ: nhận ra được hai khả năng xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu khi tung 1 lần; nhận ra được hai khả năng xảy ra đối với màu của quả bóng lấy ra từ hộp kín đựng các quả bóng có hai màu xanh hoặc đỏ;...).

    Quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 4 Chương trình xóa mù chữ?

    Tiểu mục 3 Mục III Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong giáo dục môn toán ở kỳ 4 Chương trình xóa mù chữ như sau:

    KỲ 4

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    SỐ VÀ PHÉP TÍNH

    Số tự nhiên

    Số tự nhiên

    Số và cấu tạo thập phân của một số

    - Đọc, viết được các số có nhiều chữ số (đến lớp triệu).

    - Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số và giá trị theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.

    - Nhận biết được số chẵn, số lẻ.

    So sánh các số

    - Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi lớp triệu.

    - Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi lớp triệu).

    Làm tròn số

    Làm tròn được số đến tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn mười nghìn, tròn trăm nghìn (ví dụ: làm tròn số 12 345 đến hàng trăm thì được số 12 300).

    Các phép tính với số tự nhiên

    Phép cộng, phép trừ

    - Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số (có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp).

    Phép nhân, phép chia

    - Tính được số trung bình cộng của hai hay nhiều số.

    - Thực hiện được phép nhân với các số có không quá hai chữ số.

    - Thực hiện được phép chia cho số có không quá hai chữ số.

    - Thực hiện được phép nhân với 10; 100; 1000;... và phép chia cho 10; 100; 1000;...

    Tính nhẩm

    - Thực hiện được việc cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong phạm vi các số đã học.

    - Ước lượng được trong những tính toán đơn giản (ví dụ: chia 572 cho 21 thì được thương không thể là 30).

    Biểu thức số và biểu thức chữ

    - Làm quen với biểu thức chứa một, hai, ba chữ và tính được giá trị của biểu thức chứa một, hai, hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản).

    - Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng. Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và vận dụng trong thực hành tính.

    Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học

    Giải quyết được vấn đề gắn với việc giải các bài toán (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến các phép tính về số tự nhiên (trong phạm vi các số và phép tính đã học).

    Phân số

    Phân số

    Khái niệm ban đầu về phân số

    - Nhận biết được khái niệm ban đầu về phân số, từ số, mẫu số.

    - Đọc, viết được các phân số.

    Tính chất cơ bản của phân số

    - Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.

    - Thực hiện được việc rút gọn phân số trong những trường hợp đơn giản.

    - Thực hiện được việc quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp có một mẫu số chia hết cho mẫu số còn lại.

    So sánh phân số

    - So sánh các phân số trong những trường hợp sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại.

    Các phép tính với phân số

    Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số

    - Thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số trong những trường hợp sau: các phân số có cùng mẫu số; có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại.

    - Thực hiện được phép nhân, phép chia hai phân số.

    - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán (có một hoặc một vài bước tính) liên quan đến 4 phép tính với phân số (ví dụ: bài toán liên quan đến tìm phân số của một số).

    HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

    Hình học trực quan

    Hình phẳng và hình khối

    Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng đơn giản

    - Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

    - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.

    - Nhận biết được hình bình hành, hình thoi.

    Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học

    - Thực hiện được việc vẽ đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song bằng thước thẳng và êke.

    - Thực hiện được việc đo, vẽ, lắp ghép, tạo lập một số hình phẳng và hình khối đã học.

    - Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đo góc, vẽ hình, lắp ghép, tạo lập hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học.

    Đo lường

    Đo lường

    Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng

    - Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đó với kg.

    - Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: km2 (ki-lô-mét vuông), ha (héc-ta).

    - Nhận biết được các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.

    - Nhận biết được đơn vị đo góc: độ (°).

    Thực hành đo đại lượng

    - Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian với các đơn vị đo đã học.

    - Sử dụng được thước đo góc để đo các góc: 60°; 90°; 120°; 180°.

    Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng

    - Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài (mm, cm, dm, m, km); diện tích (cm2, m2, km2); khối lượng (g, kg, yến, tạ, tấn); dung tích (ml, l); thời gian (giây, phút, giờ, ngày, tuần lễ, tháng, năm, thế kỉ); tiền Việt Nam đã học.

    - Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: con bò cân nặng khoảng 3 tạ,...).

    - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo độ dài, diện tích, khối lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam.

    MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

    Một số yếu tố thống kê

    Một số yếu tố thống kê

    Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu

    - Nhận biết được về dãy số liệu thống kê.

    - Nhận biết được cách sắp xếp dãy số liệu thống kê theo các tiêu chí cho trước.

    Đọc, mô tả biểu đề cột Biểu diễn số liệu vào biểu đồ cột

    - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ cột.

    - Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột (không yêu cầu học viên vẽ biểu đồ).

    Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biếu đồ cột đã có

    - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột.

    - Tính được giá trị trung bình của các số liệu trong bảng hay biểu đồ cột.

    - Làm quen với việc phát hiện vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên quan sát các số liệu từ biểu đồ cột.

    - Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được từ biểu đồ cột.

    Một số yếu tố xác suất

    Một số yếu tố xác suất

    Kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện

    Kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản (ví dụ; trong một vài trò chơi như tung đồng xu, lấy bóng từ hộp kín,...).

    Trân trọng!

    6