08:03 - 11/11/2024

Phương thức chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

Phương thức chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Bảo Long hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan nhà nước. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi phương thức chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Phương thức chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên

    Phương thức chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên được quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 129/2017/TT-BTC về quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: 

    HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    STT

    Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

    CÁCH CHẤM ĐIỂM

    I.

    Công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    1

    Xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Căn cứ vào ngày ban hành Quyết định Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm đánh giá của đơn vị. Trường hợp ban hành Chương trình sau ngày 31/12 của năm đánh giá được xác định là “không ban hành”.

    2

    Sự phù hợp với Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ

    Tính điểm trên cơ sở so sánh giữa mức chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên, quản lý và sử dụng lao động nêu tại Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị với chỉ tiêu tương ứng tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ năm đánh giá. Nếu Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị đưa ra đầy đủ các chỉ tiêu, mức chỉ tiêu bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu nêu tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ thì được điểm tối đa; không đưa ra đầy đủ các chỉ tiêu hoặc mức chỉ tiêu thấp hơn thì điểm đánh giá là 0 điểm.

    3

    Ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Căn cứ vào văn bản chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của người có thẩm quyền trong năm đánh giá của đơn vị. Trường hợp ban hành văn bản sau ngày 31/12 của năm đánh giá được xác định là "không ban hành".

    II.

    Một số chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể trong chi thường xuyên

    1

    Kết quả tiết kiệm cụ thể trong chi thường xuyên

    - Tính tỷ lệ tiết kiệm (tỷ lệ %) của đơn vị đối với từng tiêu chí thành phần theo công thức: (số liệu dự toán - số liệu thực chi)/số liệu thực chi.

    Ví dụ 1: Tại Bộ Tài chính trong năm 2016, tình hình thực hiện chi hội nghị, công tác phí trong nước như sau:

    - Số dự toán được giao cho tổ chức hội nghị, công tác phí trong nước là: 12.210 triệu đồng

    - Số chi thực tế tổ chức hội nghị, công tác phí trong nước: 10.701 triệu đồng

    So sánh số chi thực tế thực hiện với số dự toán được giao (%) = (12 210 - 10 701)/10.701*100% = 14,10%.

    - Tính điểm của đơn vị đạt được trên cơ sở công thức sau: (chỉ tiêu tiết kiệm của đơn vị đạt được nhân với điểm tối đa đối với chỉ tiêu này)/chỉ tiêu tiết kiệm nêu tại Chương trình tổng thể của Chính phủ hàng năm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy).

    Ví dụ 2: chỉ tiêu tiết kiệm trong chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm đánh giá là tối thiểu 12%. Trường hợp đơn vị tiết kiệm được từ 12% trở lên thì đạt điểm tối đa là 6 điểm, trường hợp tiết kiệm 8% thì được 4 điểm, trường hợp không tiết kiệm thì không được điểm.

    - Trường hợp Chương trình tổng thể của Chính phủ năm đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên không nêu cụ thể chỉ tiêu tiết kiệm thì sử dụng chỉ tiêu tiết kiệm là 10%. Có nghĩa là nếu đơn vị đạt chỉ tiêu tiết kiệm 10% thì đơn vị đó được mức điểm tối đa đối với tiêu chí đó.

    - Trường hợp đơn vị được giao dự toán nội dung chi nhưng không phát sinh khoản chi phí này thì không được điểm.

    1.1

    Phụ lục 01-A: Chỉ tiêu từ số 1 đến chỉ tiêu số 9 mục I.

    1.2

    Phụ lục 01-B: Chỉ tiêu từ số 1 đến chỉ tiêu số 9 mục I.

    1.3

    Phụ lục 03: Chỉ tiêu I phần B

    1.4

    Phụ lục 04: Chỉ tiêu từ số 1 đến chỉ tiêu số 8 phần A.

    1.5

    Phụ lục 06: Chỉ tiêu số I phần B

    III.

    Kết quả tiết kiệm tổng kinh phí chi thường xuyên và tổng kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ

    1

    Phụ lục số 01-A: Phần B;

    Phụ lục số 01-B: Phần B.

    - Cách tính tiết kiệm tương tự hướng dẫn tại điểm 1, mục II nêu trên; căn cứ tỷ lệ tiết kiệm đạt được để tính điểm tiêu chí này cho đơn vị. Ví dụ: Tại Phụ lục 01-A, phần B, trường hợp cơ quan nhà nước là đơn vị sử dụng ngân sách có số tiết kiệm chi quản lý hành chính là 4%, thì điểm của đơn vị trong trường hợp này là 10 điểm; nếu đơn vị tiết kiệm được 8% thì điểm của đơn vị là 20 điểm; nếu đơn vị tiết kiệm được 10% thì đơn vị được điểm tối đa là 30 điểm.

    - Đối với Phụ lục số 02 (phần A); phụ lục số 03 (chỉ tiêu số 2 phần B); phụ lục số 05 (phần A); phụ lục số 06 (chỉ tiêu số 2 phần B): Dự toán chi thường xuyên tại các chi tiêu này là dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.

    2

    Phụ lục số 02: Phần A.

    3

    Phụ lục số 03: Chỉ tiêu II Phần B.

    4

    Phụ lục số 04: Phần B.

    5

    Phụ lục số 05: Phần A.

    6

    Phụ lục số 06: Chỉ tiêu II Phần B.

    IV.

    Đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên

    1

    - Phụ lục số 01-A: Phần C;

    - Phụ lục số 01-B: Phần C;

    - Phụ lục số 04: Phần C.

    Trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết luận đơn vị có khoản chi sai định mức tiêu chuẩn, chế độ vào năm ngân sách khác với năm đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tính điểm trừ vào năm đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đó. Ví dụ: Cơ quan thanh tra kiểm toán phát hiện đơn vị X có 4 khoản chi sai định mức tiêu chuẩn, chế độ khi thanh tra, kiểm toán sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm 2014 của đơn vị. Năm thanh tra kiểm toán phát hiện có kết luận là năm 2017 thì sẽ tính điểm trừ khi đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên năm 2017 của đơn vị X.

    V.

    Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    1

    Tiêu chí thành phần - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Kế hoạch có thể được ban hành riêng hoặc lồng ghép với kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác của đơn vị. Nếu có xây dựng kế hoạch trong năm đánh giá thì được điểm tối đa, nếu không xây dựng kế hoạch thì được 0 điểm.

    2

    Tiêu chí thành phần - Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Tính tỷ lệ % số nhiệm vụ/sản phẩm đã hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ/sản phẩm trong kế hoạch. Tính điểm của đơn vị đạt được trên cơ sở công thức sau: tỷ lệ % hoàn thành nhân với điểm tối đa của tiêu chí này (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy)

    3

    Tiêu chí thành phần - Ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

    Kế hoạch có thể được ban hành riêng hoặc lồng ghép với kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác của đơn vị. Nếu có kế hoạch thì được điểm tối đa, nếu không xây dựng kế hoạch thì được 0 điểm.

    4

    Tiêu chí thành phần - Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra.

    Tính tỷ lệ % số nhiệm vụ/sản phẩm đã hoàn thành so với tổng số nhiệm vụ/sản phẩm trong kế hoạch. Tính điểm của đơn vị đạt được trên cơ sở công thức sau: tỷ lệ % hoàn thành nhân với điểm tối đa của tiêu chí này (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy)

     Trên đây là tư vấn về phương thức chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 129/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

    6