15:18 - 13/11/2024

Phương pháp Nhuộm Gram trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định như thế nào?

Phương pháp Nhuộm Gram trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Phương pháp Nhuộm Gram trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định như thế nào?

    Căn cứ Tiết 2.2.1 Tiểu mục 2.2 Mục 2 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Lậu (Ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021) thì Phương pháp Nhuộm Gram trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định như sau:

    - Nhuộm Gram thấy song cầu Gram âm hình hạt cà phê nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.

    - Là xét nghiệm dễ làm, ít tốn kém và có giá trị giúp chẩn đoán sơ bộ bệnh lậu, đặc biệt là ở bệnh nhân nam có triệu chứng. Tuy nhiên, chỉ 50-70% trường hợp lậu không triệu chứng ở nam giới là dương tính với nhuộm Gram, do đó nhuộm Gram âm tính không đủ để loại trừ bệnh.

    - Xét nghiệm nhuộm Gram ít tin cậy hơn đối với bệnh phẩm cổ tử cung và trực tràng do độ nhạy thấp (độ nhạy khi soi bệnh phẩm cổ tử cung là 30-50%).

    4