Thứ 5, Ngày 07/11/2024
11:40 - 07/11/2024

Phụ cấp độc hại cho công nhân in là bao nhiêu?

Phụ cấp độc hại cho công nhân in là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Phụ cấp độc hại cho công nhân in là bao nhiêu?

    Ngoài ra, theo Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH thì:

    1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

    a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

    b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

    Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

    2. Mức bồi dưỡng:

    a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

    - Mức 1: 10.000 đồng;

    - Mức 2: 15.000 đồng;

    - Mức 3: 20.000 đồng;

    - Mức 4: 25.000 đồng.

    b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Như vậy, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động. Căn cứ vào các quy định trên để thực hiện.