14:12 - 11/10/2024

Phần mềm ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật và chức năng đối với phần mềm ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Yêu cầu kỹ thuật và chức năng đối với phần mềm ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT (có hiệu lực từ 05/02/2018) về quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì Yêu cầu kỹ thuật và chức năng đối với phần mềm ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước được quy định như sau:

    Phần mềm ký số là phần mềm độc lập hoặc một thành phần (module) phần mềm đáp ứng các yêu cầu sau:

    1. Đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này;
    2. Có các chức năng ký số trên văn bản điện tử đáp ứng quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 6 Thông tư này;
    3. Có chức năng kiểm tra hiệu lực chứng thư số quy định tại Điều 8 Thông tư này;
    4. Có chức năng quản lý thông tin lưu trữ kèm theo văn bản điện tử ký số quy định tại Điều 9 Thông tư này;
    5. Có chức năng hủy bỏ thông tin lưu trữ kèm theo văn bản điện tử ký số quy định tại Điều 10 Thông tư này;
    6. Có chức năng thông báo (bằng chữ/bằng ký hiệu) cho người ký số biết việc ký số vào văn bản điện tử thành công hay không thành công;
    7. Hỗ trợ cài đặt, tích hợp chứng thư số gốc của tổ chức chứng thực chữ ký số cấp chứng thư số để ký số văn bản điện tử vào phần mềm ký số để kiểm tra hiệu lực chứng thư số trên văn bản điện tử;
    8. Đóng dấu thời gian tại thời điểm ký số.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Yêu cầu kỹ thuật và chức năng đối với phần mềm ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 41/2017/TT-BTTTT.

    2