Phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác và phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ
Nội dung chính
Phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác và phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ
Phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác và phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ được quy định tại Điều 15 Thông tư 28/2010/TT-BGTVT quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau: (Tên Điều này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 7 Điều 1 Thông tư 53/2015/TT-BGTVT)
1. Trong khu vực sân bay: Việc phân cách tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác trên mặt đất trong khu hoạt động bay phải phù hợp với các điều kiện hạn chế quy định tại Điều 12 của Thông tư này.
2. Trong khu vực kiểm soát tiếp cận, không áp dụng hình thức bay vượt tàu bay chuyên cơ trên cùng một hành lang, vệt bay. Giá trị phân cách tối thiểu giữa tàu bay chuyên cơ và các tàu bay khác trong khu vực kiểm soát tiếp cận được áp dụng như sau:
a) Đối với phân cách bằng ra đa: 10 NM;
b) Các hình thức phân cách khác áp dụng theo tiêu chuẩn.
3. Trong khu vực kiểm soát đường dài:
a) Hạn chế tối đa việc thay đổi độ cao bay đường dài, hướng bay so với đường bay theo kế hoạch bay của tàu bay chuyên cơ;
b) Không được yêu cầu thay đổi tốc độ của tàu bay chuyên cơ;
c) Giá trị phân cách tối thiểu giữa tàu bay chuyên cơ và các tàu bay khác trong khu vực kiểm soát đường dài được áp dụng như sau: đối với phân cách bằng ra đa: 20 NM; các hình thức phân cách khác áp dụng theo tiêu chuẩn.
4. Phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ với nhau được áp dụng theo tiêu chuẩn phân cách của Quy chế không lưu hiện hành. (Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư 53/2015/TT-BGTVT)
Trên đây là nội dung quy định về phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác và phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 28/2010/TT-BGTVT.