16:15 - 18/12/2024

Nộp báo cáo tài chính trễ hạn cho cơ quan có thẩm quyền thì xử phạt bao nhiêu? Không nộp báo cáo tài chính có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Nộp báo cáo tài chính trễ hạn cho cơ quan có thẩm quyền thì xử phạt bao nhiêu? Không nộp báo cáo tài chính có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Nội dung chính

    Nộp báo cáo tài chính trễ hạn cho cơ quan có thẩm quyền thì xử phạt bao nhiêu?

    Căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định:

    Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
    b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
    b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
    c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
    d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
    đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
    b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
    4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.

    Theo đó, nếu nộp báo cáo tài chính trễ hạn cho cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị xử phạt theo mức phạt như sau:

    Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

    Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

    Mức phạt này được áp dụng đối với với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2.

    Nộp báo cáo tài chính trễ hạn cho cơ quan có thẩm quyền thì xử phạt bao nhiêu? Không nộp báo cáo tài chính có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Nộp báo cáo tài chính trễ hạn cho cơ quan có thẩm quyền thì xử phạt bao nhiêu? Không nộp báo cáo tài chính có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Không nộp báo cáo tài chính có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định:

    Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
    ...
    4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

    Như vậy, nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính theo quy định, thì chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    Mức phạt này được áp dụng đối với với tổ chức, cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2.

    Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về nội dung này như sau:

    Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
    1. Kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn, cụ thể:
    a) Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược (được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu).
    b) Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng tại điểm a nêu trên:
    - Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;
    - Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (nếu có nhu cầu).
    2. Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thoả mãn tất cả những điều kiện sau:
    a) Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng;
    b) Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối;
    c) Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi một công ty khác và việc không lập Báo cáo tài chính hợp nhất đạt được sự đồng thuận của các cổ đông, kể cả cổ đông không có quyền biểu quyết;
    d) Công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường (kể cả thị trường trong nước, ngoài nước, thị trường phi tập trung (OTC), thị trường địa phương và thị trường khu vực);
    đ) Công ty mẹ không lập hồ sơ hoặc không trong quá trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép phát hành các loại công cụ tài chính ra công chúng;
    e) Công ty sở hữu công ty mẹ đó lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích công bố thông tin ra công chúng phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

    Theo đó, khi kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn (trừ trường hợp đáp ứng điều kiện không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 202/2014/TT-BTC), cụ thể:

    - Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược (được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu).

    - Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng tại điểm a nêu trên:

    + Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;

    + Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (nếu có nhu cầu).

    30
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ