11:07 - 18/12/2024

Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho những cơ quan nào? Báo cáo tài chính có thể sử dụng đơn vị tiền tệ nào?

Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho những cơ quan nào? Báo cáo tài chính có thể sử dụng đơn vị tiền tệ nào?

Nội dung chính


    Báo cáo tài chính có thể sử dụng đơn vị tiền tệ nào?

    Căn cứ tại Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.

    Trong đó quy định về đơn vị tiền tệ tại Điều 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

    Đơn vị tiền tệ trong kế toán
    “Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán

    Theo quy định thì trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về việc như sau:

    Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam
    1. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.
    ...

    Như vậy, theo nguyên tắc thì đơn vị tiền tệ trong báo cáo tài chính theo quy định pháp luật Việt Nam phải là Đồng Việt Nam ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”, trường hợp doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị ngoại tệ còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.

    Quy định trên cũng nêu rõ tại báo cáo tài chính không được sử dụng cùng lúc 2 loại tiền tệ.

    Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho những cơ quan nào? Báo cáo tài chính có thể sử dụng đơn vị tiền tệ nào?

    Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho những cơ quan nào? Báo cáo tài chính có thể sử dụng đơn vị tiền tệ nào?

    Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho những cơ quan nào?

    Căn cứ Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BT quy định về nơi nhận Báo cáo tài chính như sau:

    - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

    + Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

    + Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

    - Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

    - Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

    - Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

    - Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

    - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

    - Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

    Lưu ý: Quy định này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

    Báo cáo tài chính tổng hợp năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có sai sót thì có được điều chỉnh không?

    Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 99/2018/TT-BTC quy định về việc điều chỉnh số liệu của báo cáo tài chính tổng hợp như sau:

    Quy định về điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính tổng hợp
    1. Trường hợp trong quá trình tổng hợp báo cáo đơn vị kế toán cấp trên phát hiện có sai sót cần phải điều chỉnh đối với số liệu báo cáo của đơn vị kế toán trực thuộc (trước khi báo cáo tài chính tổng hợp năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì yêu cầu đơn vị kế toán trực thuộc điều chỉnh số liệu, lập và gửi lại báo cáo tài chính của năm báo cáo.
    2. Trường hợp phát hiện có sai sót sau khi báo cáo tài chính tổng hợp năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa vào số liệu báo cáo của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh rõ về việc sửa chữa này, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh số liệu và cho phép lập lại báo cáo tài chính tổng hợp.

    Theo đó, sau khi báo cáo tài chính tổng hợp năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phát hiện có sai sót thì phải sửa chữa vào số liệu báo cáo của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh rõ về việc sửa chữa này, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh số liệu và cho phép lập lại báo cáo tài chính tổng hợp.

    118
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ