15:07 - 13/11/2024

Nội dung và mức chi cho hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Tôi đang là cán bộ hội phụ nữ, hiện tại tôi đang tìm hiểu các quy định về chương trình y tế dân số. Anh chị cho tôi hỏi Nội dung và mức chi cho hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nội dung và mức chi cho hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BTC thì Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ):

    a) Chi hỗ trợ thực hiện chính sách triệt sản:

    - Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; người dân sống tại xã thuộc tỉnh có tổng tỷ suất sinh trên 2,3 con; người làm việc trên biển từ 15 ngày trở lên;

    - Mức hỗ trợ: 300.000 đồng/người tự nguyện triệt sản;

    - Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người tự nguyện triệt sản đến trung tâm làm kỹ thuật triệt sản, cán bộ y tế xuống xã hoặc các cụm kỹ thuật làm phẫu thuật: Mức chi theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư này;

    b) Chi bảo quản, tiếp nhận phương tiện tránh thai (sau đây viết tắt là PTTT): Mức chi theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ hợp pháp và quy định của pháp luật về đấu thầu; chi vận chuyển PTTT theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư này.

    c) Cấp miễn phí PTTT theo danh mục do Bộ Y tế ban hành:

    - Đối tượng được cấp miễn phí PTTT: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người dân sống tại xã thuộc tỉnh có tổng tỷ suất sinh trên 2,3 con; người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày (từ 15 ngày trở lên) và khi cập bờ vào các âu thuyền tại các xã ven biển có từ 200 người trở lên làm việc trên biển;

    - Cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ cung cấp PTTT miễn phí có trách nhiệm thống kê, ghi chép đầy đủ danh sách đối tượng theo hướng dẫn của đơn vị chủ trì dự án;

    d) Thực hiện tiếp thị xã hội PTTT theo danh mục PTTT: Việc tổ chức triển khai thực hiện và cơ chế quản lý tài chính hoạt động tiếp thị xã hội PTTT thực hiện theo các quy định hiện hành;

    đ) Chi kiểm định chất lượng PTTT: theo giá kiểm định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

    e) Chi thực hiện dịch vụ KHHGĐ, xử lý tai biến theo chuyên môn y tế đối với đối tượng tự nguyện triệt sản và người được cấp miễn phí phương tiện tránh thai:

    - Chi thực hiện dịch vụ KHHGĐ và xử lý tai biến theo chuyên môn y tế: Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ KCB của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở KCB công lập hiện hành;

    - Chi tiền công tiêm thuốc tránh thai: theo giá dịch vụ tiêm hiện hành đối với cơ sở y tế công lập;

    - Hỗ trợ chi phí đi lại (một lượt đi và về) cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo, người tự nguyện triệt sản hoặc được cấp PTTT (vòng, thuốc tiêm, thuốc cấy) miễn phí bị tai biến theo chuyên môn y tế đến kiểm tra tình hình bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa từ tuyến huyện trở lên (đối với các bệnh không thuộc danh mục bệnh do BHYT chi trả và chưa được hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác) theo chỉ định của bác sĩ sau khi khám, sàng lọc phát hiện tại cộng đồng: Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư này.

    g) Hoạt động sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh:

    - Bộ Y tế lựa chọn số lượng xã triển khai phù hợp với mục tiêu của Dự án, trong phạm vi dự toán ngân sách được giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao kinh phí thực hiện hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh quyết định lựa chọn cơ sở KCB có đủ điều kiện, khả năng để thực hiện hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ công;

    - Đối tượng được hỗ trợ thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh: là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc đioxin và chưa có thẻ BHYT.

    - Nội dung và mức chi của hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh:

    + Chi khám, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy trình chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ KCB hiện hành (chi phí này đã bao gồm lấy mẫu máu mao mạch, mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, mẫu máu ngón tay bà mẹ trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh);

    + Chi gửi thông báo kết quả sàng lọc của đối tượng (bao gồm cả kết quả âm tính hoặc dương tính) theo giá cước dịch vụ bưu điện hiện hành (nếu có);

    + Chi phí đi lại khi phải chuyển tuyến theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và chỉ định của thủ trưởng cơ sở KCB thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo thẩm quyền: Mức chi theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư này;

    h) Chi khám sức khỏe tiền hôn nhân theo chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định:

    - Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc đioxin;

    - Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ KCB của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở KCB công lập hiện hành;

    i) Chi cập nhật thông tin về DS-KHHGĐ của hộ gia đình vào Sổ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ của cộng tác viên: 5.000 đồng/phiếu thu tin của ít nhất 5 hộ gia đình đã có thông tin tại Sổ ghi chép hoặc của một hộ gia đình mới;

    k) Chi kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển:

    - Chi kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao, xét nghiệm kiểm tra yếu tố Rh (Rhesus), vi rút viêm gan B và các yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai cho những cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn thuộc hộ gia đình nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số có nguy cơ sinh con dị tật cao: Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ KCB của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở KCB công lập hiện hành;

    - Chi khám, kiểm tra sức khoẻ cho các bà mẹ đang mang thai có nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai do tác động của môi trường biển thuộc mô hình thí điểm can thiệp bảo đảm sự phát triển bình thường bào thai và sức khỏe cho người mang thai đang sinh sống và làm việc ở khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, cửa biển tại các xã ven biển: Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ KCB của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở KCB công lập hiện hành;

    - Chi khám, kiểm tra sức khoẻ phòng chống bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn cho người từ 15 đến 24 tuổi chưa kết hôn, không đi học, chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định tại các xã ven biển, xã có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế, âu thuyền, cảng cá, vạn chài, cửa sông, cửa biển: Mức chi thực hiện theo giá dịch vụ KCB của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở KCB công lập hiện hành;

    l) Chi hỗ trợ cán bộ y tế cấp xã chăm sóc người tự nguyện triệt sản tại nhà sau phẫu thuật (nếu có): 50.000 đồng/người tự nguyện triệt sản;

    m) Chi hỗ trợ 01 người làm công tác dân số cấp xã chưa được hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước: mức hỗ trợ bằng 0,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng;

    n) Chi xây dựng mô hình các dịch vụ can thiệp về DS-KHHGĐ: Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt mô hình tại trung ương và UBND cấp tỉnh phê duyệt mô hình tại địa phương. Nội dung và mức chi theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành;

    o) Chi hỗ trợ sửa chữa, củng cố cơ sở vật chất các kho chứa, bảo quản PTTT, các trung tâm tư vấn và dịch vụ DS-KHHGĐ; các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tuyến trung ương, tuyến tỉnh theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

    p) Chi in sổ sách ghi chép, theo dõi của cơ sở tham gia cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ; thẻ theo dõi đối tượng phục vụ mục tiêu báo cáo của chương trình. Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

    6