19:14 - 05/01/2025

Những tổ chức nào thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công?

Giám sát đầu tư của cộng đồng là gì? Những tổ chức nào thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công?

Nội dung chính

    Giám sát đầu tư của cộng đồng là gì?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    10. “Giám sát đầu tư của cộng đồng” là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).
    ...

    Như vậy, giám sát đầu tư của cộng đồng được hiểu là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm:

    - Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư;

    - Phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).

    >>Xem thêm: Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phải có ít nhất bao nhiêu thành viên? Tiêu chuẩn thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là gì?

    >>Xem thêm: Giám sát đầu tư là gì? Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư mới nhất theo quy định hiện nay là gì?

    Những tổ chức nào thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công?

    Những tổ chức nào thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công? (Hình từ Internet)

    Những tổ chức nào thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công?

    Theo Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:

    Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
    1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã:
    a) Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;
    b) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện;
    c) Hướng dẫn Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật và Nghị định này; hỗ trợ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các Báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
    d) Hướng dẫn, động viên cộng đồng tích cực thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của Nghị định này;
    đ) Xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền.
    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ điều kiện của xã, bố trí địa điểm làm việc để Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng; tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc của Ủy ban nhân dân xã phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng.
    3. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng:
    a) Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình;
    b) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.

    Theo đó, các tổ chức nào thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công gồm có: 

    - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã sẽ chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn.

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ điều kiện của xã, bố trí địa điểm làm việc để Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng

    - Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này.

    Thủ tục và quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được tiến hành thực hiện như thế nào?

    Căn cứ Điều 75 Luật Đầu tư công 2019 quy định Thủ tục và quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được tiến hành thực hiện như sau:

    - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:

    + Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư công 2019;

    + Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;

    + Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.

    - Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:

    + Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Đầu tư công 2019 cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

    + Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;

    + Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.

    28