Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ an toàn, bảo hộ lao động đơn vị cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng
Nội dung chính
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ an toàn, bảo hộ lao động đơn vị cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ an toàn, bảo hộ lao động đơn vị cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, như sau:
a) Tham mưu, đề xuất với người chỉ huy:
- Xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị; xây dựng kế hoạch công tác an toàn, vệ sinh lao động hằng năm báo cáo người chỉ huy phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Xây dựng quy trình, biện pháp an toàn; quản lý, theo dõi việc đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định;
- Đề xuất và đôn đốc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đến quân nhân và người lao động;
- Tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo phân cấp; phối hợp tổ chức kiểm tra môi trường lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với đơn vị tổ chức bữa ăn công nghiệp);
- Theo dõi tình hình thương tật, bệnh phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất với chỉ huy đơn vị các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động;
b) Tham gia đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức kiểm tra ít nhất mỗi tháng 01 lần đối với các bộ phận làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; sau khi kiểm tra đề xuất với người chỉ huy đơn vị biện pháp khắc phục tồn tại;
c) Tham gia điều tra, tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật theo quy định của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên;
d) Sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch công tác, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà, xưởng, trạm, máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
đ) Tổng hợp và đề xuất với người chỉ huy đơn vị giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động;
e) Lập biên bản vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, kiến nghị với người chỉ huy xử lý những tập thể, cá nhân vi phạm hoặc không chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Thực hiện chế độ báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
h) Trường hợp phát hiện vi phạm quy định về an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, có quyền tạm thời đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, đồng thời báo cáo người chỉ huy đơn vị; có quyền đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
Trân trọng!