Nguyên tắc thực hiện trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Nguyên tắc thực hiện trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được quy định như thế nào?
Nguyên tắc thực hiện trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được quy định tại Điều 3 Quyết định số 2413/QĐ-BTC ngày 23/11/2017 của Bộ Tài chính về Ban hành quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế, cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc trao đổi, cung cấp thông tin:
a) Việc trao đổi, cung cấp thông tin phải đảm bảo kịp thời, chính xác và đầy đủ theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật;
b) Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin kết nối, chia sẻ, tích hợp thông tin, dữ liệu phù hợp với điều kiện hệ thống thông tin của mỗi cơ quan trong từng thời kỳ;
c) Thông tin, dữ liệu trao đổi giữa hai cơ quan chỉ sử dụng cho mục đích nghiệp vụ của cơ quan được cung cấp. Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin cho bên thứ ba (không thuộc cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế) phải trao đổi và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan cung cấp. Đối với thông tin trao đổi giữa hai cơ quan thuộc danh mục thông tin mật, bên tiếp nhận thông tin có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Thông tin trao đổi giữa hai cơ quan là thông tin chính thức để sử dụng trong công tác nghiệp vụ thuế và hải quan. Bên cung cấp thông tin chịu trách nhiệm về độ tin cậy, chính xác của thông tin đã cung cấp.
2. Nguyên tắc phối hợp công tác:
a) Việc phối hợp giữa các đơn vị được thực hiện dựa trên chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Khi phát sinh vướng mắc thì được bàn bạc thống nhất giải quyết kịp thời. Nếu chưa thống nhất thì báo cáo cấp trên của mỗi cơ quan, ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị cấp trên là căn cứ để đơn vị cấp dưới thực hiện; nếu còn ý kiến khác thì báo cáo Bộ Tài chính;
c) Việc phối hợp xử lý các vi phạm về hải quan, thuế phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nào thì chuyển hồ sơ về cơ quan đó xử lý. Kết quả xử lý được thông báo cho cơ quan chuyển giao biết.