Người sử dụng lao động, Sở LĐTBXH, cơ quan BHXH trong việc giải quyết hỗ trợ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc giải quyết hỗ trợ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
- Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, chăm lo sức khỏe đối với người lao động.
- Thực hiện đầy đủ chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự với bên gây ra tai nạn lao động hoặc tai nạn trên đường đi và về (nếu có).
- Khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức cao hơn mức quy định tại Thông tư này.
Người sử dụng lao động, Sở LĐTBXH, cơ quan BHXH trong việc giải quyết hỗ trợ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm như thế nào? (Hình Internet)
Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc giải quyết hỗ trợ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp
Bên cạnh đó, tại Điều 16 Thông tư này quy định về trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết vướng mắc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.
- Tiếp nhận và lưu giữ hồ sơ đã giải quyết xong chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động.
Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội trong việc giải quyết hỗ trợ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp
Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 17 Thông tư này
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ghi, xác nhận quá trình đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc trên sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với một hoặc nhiều người sử dụng lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định và có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân có trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Thông tư này.