Người lao động không có chứng chỉ ngoại ngữ có thể ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng không?
Nội dung chính
Người lao động không có chứng chỉ ngoại ngữ có thể ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng không?
Căn cứ Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
1. Đơn đi làm việc ở nước ngoài.
2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
5. Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
Như vậy, nếu bên nước ngoài tiếp nhận lao động không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ thì bạn vẫn được đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng.
Người lao động không có chứng chỉ ngoại ngữ có thể ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng không? (Hình ảnh từ Internet)
Công ty xuất khẩu lao động chậm trễ thời gian đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì có được bồi thường không?
Theo quy định tại Điều 46 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 về quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau:
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ.
3. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
4. Được chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ khi doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
5. Được gia hạn hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
6. Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền dịch vụ theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
7. Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền ký quỹ hoặc giới thiệu bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
8. Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 180 ngày kể từ, ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đó, công ty xuất khẩu lao động vi phạm nghĩa vụ về chậm trễ thời gian đưa người lao động đi xuất khẩu lao động thì sẽ phải bồi thường theo như quy định trên.