08:34 - 14/11/2024

Người khuyết tật nặng đang mang thai có được nhận trợ cấp không?

Người khuyết tật nặng đang mang thai có được nhận trợ cấp không? Bệnh parkinson có được nhận trợ cấp người khuyết tật không? Bị câm điếc làm gì để hưởng trợ cấp người khuyết tật?

Nội dung chính

    Người khuyết tật nặng đang mang thai có được nhận trợ cấp không?

    Cháu tôi là người khuyết tật nặng, cháu mới có thai. Vậy mỗi tháng cháu có nhận được thêm trợ cấp nào không? Trước đó cháu đã nhận trợ cấp hàng tháng rồi.

    Trả lời:

    Theo Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

    1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
    ...

    b) Người khuyết tật nặng.

    2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

    ...

    c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

    Căn cứ quy định trên, cháu gái của bạn sẽ được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng và hỗ trợ kinh phí chăm sóc khi mang thai.

    Bệnh parkinson có được nhận trợ cấp người khuyết tật không?

    Cho em hỏi, bệnh parkinson có được hưởng trợ cấp cho người khuyết tật không? Mpng nhận được giải đáp.

    Trả lời:

    Theo Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 quy định: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

    Mặt khác Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng.

    Như vậy, có thể xem bệnh parkinson là 1 dạng khuyết tật, nhưng để được hưởng trợ cấp người khuyết tật thì bạn phải đi xác định mức độ khuyết tật. Nếu khuyệt tật ở mức độ nặng, đặc biệt nặng thì sẽ được trợ cấp người khuyết tật.

    Bị câm điếc làm gì để hưởng trợ cấp người khuyết tật?

    Cho tôi hỏi chồng tôi bi câm và điếc thường trú ở quê mà về làm xin trợ cấp khuyết tật thì xã không? Làm thế nào được hưởng chế độ của người khuyết tật?

    Trả lời:

    Theo Khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

    - Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

    - Người khuyết tật nặng.

    Như vậy, chồng bạn phải là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng mới được hưởng trợ cấp khuyết tật.

    Để biết chồng bạn thuộc mức khuyết tật nào thì chồng bạn phải thực hiện giám định mức độ khuyết tật theo quy định. Thủ tục đề nghị xác định mức độ khuyết tật quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

    Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật

    1. Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.

    3. Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

    Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:

    - Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

    - Giấy khai sinh đối với trẻ em.

    - Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

    Nơi nộp.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật.

    Thời gian giải quyết.

    Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:

    - Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;

    - Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

    - Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.

    Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;

    - Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.

    6