09:31 - 18/12/2024

Mức xử phạt đối với người lao động không báo cáo nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?

Mức xử phạt đối với người lao động không báo cáo nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Người lao động không báo cáo nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động bị phạt như thế nào?

    Căn cứ quy định Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:

    Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động
    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không thống kê tai nạn lao động; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

    Mức xử phạt đối với người lao động không báo cáo nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?

    Mức xử phạt đối với người lao động không báo cáo nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?

    Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là gì?

    Căn cứ quy định khoản 6 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    6. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.

    Như vậy, có thể hiểu sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là việc máy, thiết bị, vật tư, chất bị hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.

    Nghĩa vụ của người lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?

    Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động như sau:

    Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
    ...
    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
    a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
    b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
    c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    ...

    Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

    - Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

    - Tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;

    - Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;

    - Các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

    - Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    - Chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    235
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ