Mẫu đoạn văn 200 chữ về bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta? Giáo dục phổ thông gồm mấy cấp học?
Nội dung chính
Mẫu đoạn văn 200 chữ về bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta?
Bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta là bài thơ được học trong chương trình lớp 6. Dưới đây là một số mẫu đoạn văn 200 chữ ghi về bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta mà các em có thể tham khảo:
Đoạn văn 200 chữ về bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta Mẫu 1 Bài thơ Việt Nam quê hương ta mang đến cho người đọc những rung cảm sâu sắc về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Qua những vần thơ lục bát mượt mà, hình ảnh quê hương hiện lên thật bình dị mà tràn đầy sức sống. Đó là cánh cò bay lả trên biển lúa mênh mông, là đỉnh Trường Sơn mây phủ, hay những con người lam lũ trong màu áo nâu nhuộm bùn. Những câu thơ khắc họa một Việt Nam chịu nhiều đau thương nhưng kiên cường vươn lên, tựa như những anh hùng từ máu lửa vẫn vùng dậy mạnh mẽ. Đặc biệt, chất trữ tình còn được thể hiện qua tình yêu thủy chung, lòng hiếu khách, và sự tài hoa của con người Việt. Tay người "như có phép tiên" biến những điều bình dị nhất thành thơ, như một lời khẳng định về bản lĩnh sáng tạo và ý chí bất khuất. Đọc bài thơ, lòng ta không khỏi bâng khuâng nhớ về những dòng sông, ruộng đồng, bữa cơm rau muống, hay câu hò man mác. Bài thơ vừa là một lời ca ngợi quê hương, vừa khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tình yêu tha thiết với mảnh đất Việt Nam. Mẫu 2 Những câu lục bát trong Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi tựa khúc ca ngọt ngào, thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Mở đầu bài thơ, thiên nhiên Việt Nam hiện lên bình yên và trù phú. Cánh đồng lúa rộng lớn được ví như “biển”, đàn cò bay lả giữa trời xanh, hay dãy Trường Sơn mờ ảo trong sương sớm đều tạo nên một bức tranh quê hương nên thơ mà hùng vĩ. Thiên nhiên ấy hòa quyện cùng con người Việt Nam - những con người cần cù, lam lũ, mang trên mình màu áo nâu nhuộm bùn. Họ không chỉ chịu thương chịu khó mà còn kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vùng lên chống lại mọi thế lực ngoại xâm, để rồi trở về với vẻ hiền hòa, chân chất muôn đời. Bên cạnh đó, tâm hồn người Việt còn ngời sáng bởi sự thủy chung, son sắt: “Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.” Qua những hình ảnh thơ gần gũi, ngôn ngữ giản dị mà giàu sức gợi, Nguyễn Đình Thi đã khéo léo ngợi ca vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, khẳng định những giá trị cao quý đã làm nên một Việt Nam anh hùng, tươi đẹp và trường tồn. Mẫu 3 Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ - “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. |
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo!
Mẫu đoạn văn 200 chữ về bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta? Giáo dục phổ thông gồm mấy cấp học? (Hình từ Internet)
Giáo dục phổ thông gồm mấy cấp học?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
...
Như vậy, giáo dục phổ thông gồm 3 cấp học là giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 thì mục tiêu của giáo dục phổ thông gồm 34 mục tiêu sau:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.