08:32 - 18/12/2024

Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản được tính như thế nào? Lương cơ bản tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản được tính như thế nào? Lương cơ bản tối thiểu là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Lương cơ bản là gì?

    Hiện hành, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về khái niệm "lương cơ bản".

    Tuy nhiên, dựa trên thực tế có thể hiểu lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc và không bao gồm các khoản tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung khác. Lương cơ bản là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận đồng ý giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    Đồng thời cũng là mức lương được dùng làm căn cứ tính đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

    Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Do đó, trong nhiều trường hợp, lương cơ bản không phải là lương thực nhận của người lao động.

    Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản được tính như thế nào? Lương cơ bản tối thiểu là bao nhiêu?

    Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản được tính như thế nào? Lương cơ bản tối thiểu là bao nhiêu?

    Lương cơ bản được tính như thế nào? Lương cơ bản tối thiểu là bao nhiêu?

    Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.

    Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:

    (1) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:

    Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

    Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.

    Mặt khác, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Do đó, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.

    Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

    + Vùng 1: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.

    + Vùng 2: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.

    + Vùng 3: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.

    + Vùng 4: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.

    (2) Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:

    Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức được tính dựa trên lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:

    Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

    Hiện nay, mức lương cơ bản là 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương.

    Trả lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị phạt thế nào?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

    Vi phạm quy định về tiền lương
    ...
    3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
    a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
    b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
    c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
    ...
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả
    a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
    b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

    Như vậy, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau:

    - Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    - Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    - Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

    Đồng thời, buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

    Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    904
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ