18:40 - 06/11/2024

Luật Đường bộ 2024 quy định công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ gồm các công trình nào?

Luật Đường bộ 2024 quy định công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ gồm các công trình nào? Hoạt động đường bộ theo nguyên tắc nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong đường bộ?

Nội dung chính

    Luật Đường bộ 2024 quy định công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ gồm các công trình nào?

    Căn cứ Điều 22 Luật Đường bộ 2024 quy định công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ:

    Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ

    1. Công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ bao gồm:

    a) Báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

    b) Công trình an toàn giao thông đường bộ;

    c) Hệ thống thoát nước đường bộ;

    d) Tường chắn, kè bảo vệ đường bộ;

    đ) Cọc mốc giải phóng mặt bằng;

    e) Công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; hệ thống thu thập xử lý và lưu giữ dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ; hệ thống theo dõi tình trạng kỹ thuật và quan trắc đường, cầu đường bộ và công trình phụ trợ khác.

    2. Phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, vận hành, khai thác công trình đường bộ bao gồm:

    a) Thiết bị lắp đặt vào các công trình, bộ phận công trình quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;

    b) Phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường bộ; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ giao thông đường bộ;

    c) Phà, phương tiện, thiết bị khác phục vụ quản lý, vận hành, khai thác bến phà đường bộ;

    d) Phương tiện, thiết bị khác phục vụ quản lý, vận hành, khai thác đường bộ.

    3. Đường bộ đang khai thác phải được điều chỉnh, bổ sung công trình phụ trợ, phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng công trình đường bộ bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, an toàn công trình.

    Theo quy định trên, công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ gồm các công trình sau:

    - Báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

    - Công trình an toàn giao thông đường bộ

    - Hệ thống thoát nước đường bộ

    - Tường chắn, kè bảo vệ đường bộ

    - Cọc mốc giải phóng mặt bằng

    - Công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; hệ thống thu thập xử lý và lưu giữ dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ; hệ thống theo dõi tình trạng kỹ thuật và quan trắc đường, cầu đường bộ và công trình phụ trợ khác.

    Luật Đường bộ 2024 quy định công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ gồm các công trình nào? (Hình từ Internet)

    Hoạt động đường bộ theo nguyên tắc nào?

    Căn cứ Điều 3 Luật Đường bộ 2024 quy định nguyên tắc hoạt động đường bộ như sau:

    [1] Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.

    [2] Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.

    [3] Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

    [4] Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong đường bộ?

    Căn cứ Điều 7 Luật Đường bộ 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

    - Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ; khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.

    - Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

    - Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.

    - Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển, điều chỉnh, che khuất báo hiệu đường bộ trái quy định của pháp luật; gắn, treo, lắp vào báo hiệu đường bộ nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của báo hiệu đường bộ hoặc làm sai lệch báo hiệu đường bộ.

    - Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép.

    - Lập điểm đón, trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật.

    12