14:27 - 11/11/2024

Làm thế nào để tố cáo người khác ngoại tình?

Đơn tố cáo không có bằng chứng chứng minh việc tôi có hành vi ngoại tình với chồng của người ta và bên cạnh đó người ấy còn tung tin đồn khắp nơi làm ảnh hưởng đến danh dự của tôi thì tôi có quyền kiện ngược lại không và thủ tục như thế nào?

Nội dung chính

    Làm thế nào để tố cáo người khác ngoại tình?

    Tố cáo người khác ngoại tình thường khá khó khăn và phức tạp. Hiện tại bạn đang bị người khác tố cáo hành vi ngoại tình với chồng của người tố cáo, để đảm bảo tố cáo đúng pháp luật người thực hiện tố cáo phải chứng minh được hành vi vi phạm của bạn, chứng minh bạn chung sống như vợ chồng với chồng của họ, pháp luật không có quy định về vấn đề ngoại tình mà chỉ quy định về trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự đối với người có gia đình hoặc biết người chung sống có vợ, có chồng mà vẫn chung sống.

    Như vậy, trước tiên người tố cáo phải chứng minh được bạn có hành vi như:

    + Chung sống với nhau khoảng thời gian khoảng trên 30 ngày

    + Có con chung

    + Có hàng xóm chứng kiến đời sống sinh hoạt như vợ chồng...

    Khi làm đơn tố cáo phải kèm theo được những bằng chứng chứng cứ nêu trên, trường hợp có đơn tố cáo nhưng không có bằng chứng mà con loan tin xúc phạm bạn thì người thực hiện tố cáo sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi này.

    Hành vi làm nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm, vu khống người khác tùy theo mức độ khác nhau sẽ phải chịu trách nhiệm khác nhau như: Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự.

    Trường hợp 1: Trách nhiệm dân sự

    Mỗi công dân đều có quyền được bảo vệ về danh dự nhân phẩm, người nào có hành vi làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người khác thì phải chịu trách nhiệm đối với hành vi đó. Ngoài việc phải xin lỗi công khai thì người thực hiện hành vi tố cáo, vu khống không đúng sự thật còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận để bù đắp những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài những chi phí nêu trên người có hành vi vi phạm còn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần với mức tối đa là 10 tháng lương cơ sở. Lương cơ sở hiện tại 1.300.000 đồng.

    Trường hợp 2: Trách nhiệm hành chính

    Nặng hơn so với trường hợp thứ nhất là người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Để có căn cứ lập biên bản và xử phạt bạn phải có căn cứ chứng minh họ xúc phạm bạn và bạn thực hiện tố cáo lên cơ quan công an. Khi có đầy đủ căn cứ thì người có hành vi vi phạm này có thể bị phạt tiền mức từ 100.000 - 300.000 đồng. Thẩm quyền thuộc công an xã ngoài ra bạn sẽ yêu cầu theo là trách nhiệm dân sự như trên.

    Trường hợp 3: Trách nhiệm hình sự 

    Khi đánh giá mức độ "nguy hiểm cho xã hội" qua những hành vi vu khống, xúc phạm của người tố cáo cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra xác minh dựa trên những căn cứ bạn đưa ra để ra quyết định khởi tố. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý về mức độ nghiêm trọng mà người tố cáo thực hiện để xem xét khả năng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.

    Như vậy, tùy vào mức độ khác nhau và yêu cầu của bạn thực hiện thì người có hành vi tố cáo khống sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo từng trường hợp cụ thể.

    Trân trọng!

    9